Friday, February 6, 2015

Luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành



Quy định chung
Văn bản liên quan đến Quyền nhân thân
Quy định về tài sản
Giao dịch dân sự về nhà ở
  • Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991
  • Nghị định 25/1999/NĐ-CP về phương thức trả nhà ở, giá cho thuê nhà ở khi chưa trả lại nhà và thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10
  • Thông tư liên tịch 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn Nghị quyết về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991
  • Thông tư 02/1999/TT-BXD hướng dẫn quản lý nhà ở vắng chủ giữa cá nhân với cá nhân quy định tại Nghị quyết về giao dịch dân sự nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991
  • Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia
Giao dịch bảo đảm
  • Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
  • Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
  • Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm
  • Nghị định 05/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm (Hiệu lực: 01/04/2012)
  • Thông tư 22/2010/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án
  • Thông tư 69/2011/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên
  • Thông tư 05/2011/TT-BTP về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm
  • Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng
  • Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN về Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng
Quy định về pháp nhân, tổ hợp tác
  • Nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện
  • Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
  • Thông tư 04/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác
Quy định về sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và quyền liên quan
Giải quyết tranh chấp, bồi thường và quy định khác
  • Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
  • Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp dân sự
  • Công văn 77/2003/HĐTP về giải quyết các vụ án nêu tại Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP
  • Công văn 81/2002/TANDTC giải đáp các vấn đề trong giải quyết dân sự
  • Công văn 129/2002/KHXX về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dân sự
  • Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
  • Nghị định 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
  • Thông tư liên tịch 35/2009/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn Nghị định 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Xử lý vi phạm
  • Nghị định 60/2009/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp
  • Nghị định 56/2006/NĐ-CP xử phạt trong hoạt động văn hoá – thông tin
  • Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, ATXH
  • Nghị định 47/2010/NĐ-CP xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
  • Nghị Định 105/2009/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
  • Nghị định 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
  • Nghị định 109/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan  (Có hiệu lực 20/01/2012)

MÔ HÌNH TỐ TỤNG PHIÊN TÒA DÂN SỰ


* DÀN Ý BẢN LUẬN CỨ

Friday, January 30, 2015

SỔ TAY THẨM PHÁN - GIẢI QUYẾT MỘT SỐ LOẠI VỤ ÁN DÂN SỰ

@Nguồn: http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/ebb
@Download toàn bộ sổ tay



GIẢI QUYẾT MỘT SỐ LOẠI VỤ ÁN DÂN SỰ

1. GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TIỀN

1.1. Về thời hiệu
VBQPPL:
BLDS 2005 (Điều 162)
BLTTDS (Điều 159 và Điều 160)
Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành BLDS 1995 (điểm a, điều 6)
Pháp lệnh HĐDS
Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Hợp đồng vay tiền thường được thực hiện trong thời gian dài, có nhiều thay đổi, bổ sung nên Thẩm phán cần chú ý việc xác định thời hiệu khởi kiện.
  • Hợp đồng giao kết trước 01-7-1996 thì áp dụng quy định về thời hiệu theo Điều 56 Pháp lệnh HĐDS, có thời hạn khởi kiện là 3 năm kể từ ngày “vi phạm hợp đồng”.
  • Thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo quy định cụ thể tại tiểu mục 1.1 mục 1 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP về những trường hợp có thoả thuận mới.
  • Quy định tại Điều 162 BLDS 2005 về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện cũng phải được áp dụng cho việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng giao kết trước 01-7-1996 (vì trước đây chưa có quy định này).
  • Thời hiệu khởi kiện đối với các hợp đồng được xác lập từ 01-7-1996 đến 01-01-2005 được quy định cụ thể tại tiểu mục 1.2 mục 1 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP là 2 năm kể từ 01-01-2005 nếu tranh chấp phát sinh từ 01-01-2005 trở về trước.
     Cần chú ý là Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP tính thời hiệu khởi kiện từ ngày “tranh chấp phát sinh” thì phải hiểu là ngày “vi phạm hợp đồng”(Điều 56 Pháp lệnhHĐDS), là ngày “quyền và lợi ích hợp pháp... bị xâm phạm” (điểm a khoản 3 Điều 159 BLTTDS).
1.2. Giải quyết một số loại hợp đồng vay tiền
  •   Hợp đồng vay tiền chỉ thuộc một trong 4 (bốn) dạng thức sau đây:
-     Vay có kỳ hạn, có lãi;
-     Vay có kỳ hạn, không lãi;
-     Vay không kỳ hạn, có lãi; và
-     Vay không kỳ hạn, không lãi.
  • Lưu ý: Khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, cần xác định mức lãi suất từng thời điểm khác nhau khi thời gian vay kéo dài và mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng có sự thay đổi. Một hợp đồng vay tiền gồm có 3 (ba) thời điểm tính mức lãi suất cần phân biệt như sau:
-     Mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng, vào thời điểm hai bên giao dịch.
-     Mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng, vào thời điểm vi phạm nghĩa vụ thanh toán (ngày chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán).
-     Mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng, vào thời điểm xét xử sơ thẩm.
1.2.1. Hợp đồng vay tiền không có lãi
VBQPPL:
BLDS 2005 (các điều 297, 298, 299, 300, 305, 474, 476, 477 và 478)
Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19-6-1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản (điểm b mục 1 phần I)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Thẩm phán cần xác định là quan hệ vay có thời hạn hay không có thời hạn, có lãi hay không có lãi để xác định loại hợp đồng, trên cơ sở đó xác định phạm vi thu thập chứng cứ và luật áp dụng phù hợp.
  • Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi (khoản 1 Điều 477 BLDS 2005), thì bên cho vay có thể đòi nợ bất cứ lúc nào, bên vay cũng có quyền trả nợ bất cứ lúc nào nhưng phải báo cho nhau biết trước trong thời gian hợp lý, nếu không có thỏa thuận khác.
-      Khi bên cho vay đã thông báo đòi nợ mà bên vay không trả được nợ, thì ngày sau đó là ngày vi phạm nghĩa vụ thanh toán (ngày chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán). Dù là vay không có lãi thì bên vay vẫn phải trả cho bên cho vay một khoản lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ. Khoản lãi này được tính theo lãi suất cơ bản (khoản 2 Điều 305 BLDS năm 2005) của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm xét xử sơ thẩm với thời hạn kể từ ngày chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho đến khi xét xử sơ thẩm.
-      Là hợp đồng vay không có lãi thì không phải thu thập chứng cứ về việc trả lãi nhưng vẫn phải chú ý nghĩa vụ chứng minh thuộc bên đưa ra sự kiện. Ví dụ: A đòi nợ B thì A phải chứng minh có việc cho B vay. Nếu B khai rằng B đã trả nợ cho A thì nghĩa vụ chứng minh việc đã trả nợ là nghĩa vụ của B.
Các tài liệu có giá trị chứng minh thường được thu thập là: giấy biên nhận vay tiền; giấy xác nhận nợ (sau khi vay mới viết nhưng có nội dung xác nhận sự kiện vay); sổ ghi nợ có bút tích của bên vay thể hiện họ biết nội dung ghi trong sổ, v.v...
1.2.2. Hợp đồng vay tiền có lãi
VBQPPL:
BLDS 2005 (các điều 474, 476, 477 và 478)
Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19-6-1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản (mục 4 phần I)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi (khoản 1 Điều 477 BLDS 2005) thì bên cho vay có thể đòi nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả lại tài sản, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.
  • Hợp đồng vay có lãi là loại hợp đồng có thoả thuận trả lãi. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ (thời điểm xét xử sơ thẩm)- (Điều 476 BLDS 2005).   
  • Đối với hợp đồng vay có thời hạn thì thời gian tính lãi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán (khoản 2 Điều 305 BLDS 2005) kể từ khi hết hạn vay. Đối với hợp đồng vay không có thời hạn thì thời gian tính lãi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán (khoản 2 Điều 305 BLDS 2005) kể từ khi đòi nợ (phát sinh tranh chấp).
  • Lưu ý: Cần phân biệt hợp đồng giao kết trước ngày 01-7-1996 với hợp đồng giao kết sau ngày 01-7-1996. Với các hợp đồng giao kết trước ngày 01-7-1996 thì lãi đã trả (đã trả trước ngày 01-7-1996) không phải giải quyết lại, chỉ giải quyết lại phần lãi trả sau ngày 01-7-1996. Với các hợp đồng giao dịch sau ngày 01-7-1996 thì lãi phải được điều chỉnh đúng quy định.
  • Lãi trong hạn do các bên thỏa thuận không được quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng tại thời điểm vay.
  • Không tính lãi suất theo từng thời kỳ như trước đây.
  • Chấp nhận việc nhập lãi vào nợ gốc một lần đối với trường hợp vay có thời hạn và đến hạn trả nợ mà người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình.
  • Trong thực tế việc trả nợ thường thực hiện nhiều lần. Mỗi lần trả nợ phải trừ nợ lãi, số tiền còn lại sau khi trừ lãi mới trừ vào nợ gốc.
  • Lưu ý: Những năm gần đây Ngân hàng Nhà nước không còn quy định khung lãi suất cho vay mà chỉ quy định lãi suất cơ bản, thì cần ấn định mức lãi cho phép bằng 150% lãi suất cơ bản.
1.2.3. Hợp đồng vay tiền ở tổ chức Ngân hàng, Tín dụng
VBQPPL:
Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19-6-1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản (mục 4 phần I)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Thẩm phán cần chú ý về hợp đồng vay tiền ở tổ chức Ngân hàng, Tín dụng có những quy định riêng cả về hình thức hợp đồng, việc tính lãi, tư cách chủ thể tham gia tố tụng.                  
  • Việc tính lãi và cả lãi suất nợ quá hạn đối với các khoản vay của tổ chức Ngân hàng, tín dụng phải theo đúng hợp đồng đã ký kết và kể từ khi giao dịch cho đến khi thi hành án xong.
  • Lưu ý là theo “Điều lệ” tổ chức và hoạt động của các Ngân hàng chuyên doanh (như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển...), thì các Chi nhánh không có quyền tham gia tố tụng khi không có uỷ quyền của Tổng giám đốc; do đó, khi thụ lý, giải quyết các tranh chấp có Ngân hàng tham gia tố tụng cần kiểm tra về uỷ quyền hợp lệ.
1.2.4. Hợp đồng vay tiền có lãi nhưng không rõ về mức lãi suất
VBQPPL:
BLDS 2005 (khoản 2 Điều 476)
Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19-6-1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản (điểm d mục 4 phần I)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Đây là trường hợp Toà án áp dụng lãi suất theo mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại thời điểm xét xử sơ thẩm (giao dịch trước 01-01-2006) hoặc theo lãi suất cơ bản (trường hợp áp dụng BLDS 2005).
  • Đây là trường hợp xác định được rằng bên vay và bên cho vay có thoả thuận có trả lãi nhưng chưa xác định mức lãi suất là bao nhiêu hoặc có tranh chấp về lãi suất (tranh chấp nhau về mức lãi đã được thoả thuận, không rõ là bao nhiêu).
*Bảng so sánh tính lãi giữa các loại hợp đồng vay:
Vay không lãi
------------------
- Lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán là mức lãi suất cơ bản do NHNN quy định tại thời điểm xét xử sơ thẩm.
- Tính một mức lãi suất cho cả thời gian từ khi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán đến khi xét xử sơ thẩm.
Vay có lãi
------------------
- Lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố cho loại vay tương ứng, tại thời điểm vay.
- Lãi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tính như trường hợp vay không lãi.
Vay NH, TD
-----------------
Lãi suất trong hạn và lãi suất quá hạn đều tính theo hợp đồng.


Không rõ lãi
------------------
Lãi suất bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay, tại thời điểm trả nợ (thời điểm xét xử sơ thẩm).
1.2.5. Xử lý tài sản thế chấp
VBQPPL:
BLDS 2005 (các điều từ Điều 342 đến Điều 357).
Luật đất đai (các điều 113, 114 và 115)
Luật nhà ở
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP (điều 31)
Nghị định số 08/2000/NĐ-CP
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP (Điều 64)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Thế chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thường được áp dụng cho loại hợp đồng vay tiền. Vì vậy, đồng thời với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền thì Toà án cũng phải giải quyết về tài sản thế chấp.
  • Giao dịch thế chấp cũng là một hợp đồng nên cũng phải tuân theo các quy định có hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng thế chấp có thể được lập thành văn bản riêng, cũng có thể ghi ngay trong hợp đồng mà nó bảo đảm nhưng hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực độc lập và phải tuân thủ các quy định về hợp đồng thế chấp.
  • Lưu ý về hình thức của hợp đồng thế chấp. Đối với tài sản thế chấp là nhà, đất phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền chứng thực cũng là cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm (Điều 8 Nghị định số 08/2000/NĐ-CP). Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với đất trong trường hợp bên bảo đảm là hộ gia định, cá nhân (điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định số 08/2000/NĐ-CP).
  • Riêng việc đăng ký các giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 64 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và Điều 31 Nghị định 84/2007/NĐ-CP. Theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, cơ quan thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm trong đó có thế chấp quyền sử dụng đất là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Như vậy, việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất có thể thực hiện ở Uỷ ban nhân dân cấp xã và cũng có thể thực hiện ở Văn phòng nêu trên.
  • Trong trường hợp tài sản thế chấp được bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ mà phải xử lý tài sản thế chấp để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý (khoản 3 Điều 324 BLDS 2005).
  • Trong trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thế chấp (tranh chấp với người không tham gia giao dịch thế chấp) thì các bên liên quan có quyền yêu cầu Toà án giải quyết về quyền đối với tài sản thế chấp trước khi xử lý tài sản thế chấp.
2. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TRANH CHẤP VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

2.1. Những lưu ý về tố tụng
VBQPPL:
BLDS 2005 (Điều 606 và Điều 607)
BLTTDS (khoản 3 Điều 56)
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP (mục 3 phần I)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Thẩm phán phải lưu ý về tư cách đương sự trong những trường hợp người gây thiệt hại là người chưa thành niên và trong trường hợp người có trách nhiệm bồi thường không phải là người trực tiếp gây thiệt hại.
  • Theo khoản 3 Điều 56 BLTTDS thì bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện cho rằng đã xâm phạm lợi ích của họ nhưng theo quy định của pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì không phải lúc nào người gây thiệt hại cũng là người phải trực tiếp bồi thường; do đó, Thẩm phán cần hướng dẫn cho người đi kiện khởi kiện đúng đối tượng.
  • Người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường (khoản 1 Điều 606 BLDS 2005).
  • Trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường được quy định cụ thể là:
-     Người chưa thành niên dưới 15 (mười lăm) tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường  toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của BLDS năm 2005 (đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS 2005).
-     Người gây thiệt hại từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải bồi thường bằng tài sản của họ, nếu chưa đủ thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu (đoạn 2 khoản 2 Điều 606 BLDS 2005).
-     Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường (khoản 3 Điều 606 BLDS 2005).
  • Lưu ý: Có nhiều vụ kiện về bồi thường thiệt hại được chuyển đến Tòa án từ cơ quan điều tra hình sự. Tòa án vẫn phải hướng dẫn cho nguyên đơn khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

2.2. Các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
VBQPPL:
BLDS 2005 (Điều 604)
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP (mục 1 phần I)
  • Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó (Điều 604 BLDS năm 2005).
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
-     Phải có thiệt hại xảy ra (tiểu mục 1.1 mục 1 phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP);
-     Phải có hành vi trái pháp luật (tiểu mục 1.2 mục 1 phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP);
-     Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật (tiểu mục 1.3 mục 1 phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP);
-     Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại (tiểu mục 1.4 mục 1 phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP).
  • Xác định yếu tố quan hệ nhân quả là rất quan trọng, phải xác định được rằng thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Không phải cứ có hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra là có quan hệ nhân quả. Ví dụ: Người chưa có bằng lái mà điều khiển ô tô là hành vi trái pháp luật nhưng họ đang dừng xe trên đường (đúng vị trí được phép dừng và thực hiện đúng các quy định khác về dừng, đỗ xe), người khác do không quan sát đã đâm vào xe ô tô và bị thiệt hại thì không thể quy kết thiệt hại này là kết quả của hành vi điều khiển xe mà không có bằng lái.
  • Phải phân biệt nguyên nhân với điều kiện. Nói nguyên nhân của một kết quả có nghĩa là nguyên nhân là cái trong điều kiện bình thường thì tất yếu sẽ sinh ra kết quả ấy; còn điều kiện thì không thể sinh ra kết quả được mà chỉ làm cho kết quả xảy ra nhanh hay chậm, mạnh hay yếu mà thôi.
  • Yêu cầu chứng minh các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng chính là yêu cầu thu thập chứng cứ để giải quyết một vụ kiện tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại. Nhưng cũng có trường hợp không đủ bốn điều kiện như nêu ở trên (trường hợp trách nhiệm bồi thường trong trường hợp không có lỗi) là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó (đoạn 2 điểm b tiểu mục 1.4 mục 1 phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP).


2.3. Một số vấn đề có tính nguyên tắc

2.3.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
VBQPPL:
BLDS 2005 (Điều 605)
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP (mục 2 phần I)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Thẩm phán phải tôn trọng thoả thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Ví dụ: Hai bên thỏa thuận bồi thường 3 năm một lần thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó của các bên.
  • Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Thẩm phán phải áp dụng đúng các nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS 2005:
-      Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ: khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, Thẩm phán phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS để xác định xem thiệt hại bao gồm những khoản nào, thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu và mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương ứng. Ví dụ: Nhà ở bị làm hư hỏng phải tạm ngừng sử dụng. Chủ nhà yêu cầu bồi thường thu nhập bị mất về tiền cho thuê nhà. Nếu xác định được có việc cho thuê nhà và thiệt hại do không thu được tiền thuê nhà là có thật thì theo nguyên tắc nêu ở trên, yêu cầu bồi thường tiền thuê nhà phải được chấp nhận.
-      Toà án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.
Lưu ý: Có một biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có thể tự mình áp dụng, không cần phải có yêu cầu của đương sự và cũng không cần biện pháp bảo đảm là “Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm” (khoản 3 Điều 102 BLTTDS).
-     Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây:
+    Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;
+    Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại. Điều này có nghĩa là thiệt hại mà một người có trách nhiệm bồi thường lớn hơn rất nhiều so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của người đó và về lâu dài thì người đó không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại.
  • Lưu ý: Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế có nghĩa là:
-      Do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện mới;
-      Do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại mà mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó; hoặc
-      Do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại v.v., thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường (có quyền khởi kiện lại). Người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại muốn yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại phải có đơn xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại. Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại. (khoản 3 Điều 605 BLDS 2005).

2.3.2. Nghĩa vụ chứng minh của các đương sự trong vụ án đòi bồi thường thiệt hại
VBQPPL:
BLTTDS (các điều từ Điều 79 đến Điều 98)
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP (mục 5 phần I)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại.
Chi phí hợp lý (mục 4 phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP) là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí.
  • Người gây thiệt hại yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại phải xuất trình tài liệu, chứng cứ để chứng minh rằng khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình không đủ để bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra.
  • Việc chứng minh mình không có lỗi là nghĩa vụ của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.           
  • Kết luận giám định chuyên môn không phải là chứng cứ bắt buộc người yêu cầu bồi thường phải xuất trình nếu họ đã có những chứng cứ khác để chứng minh.
2.4. Xác định thiệt hại

2.4.1. Xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
VBQPPL:
BLDS 2005 (Điều 609 và Điều 612)
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP (mục 1 phần II)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
-   Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
-   Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
-     Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
-     Một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 30 (ba mươi) tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
2.4.2. Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm hại
VBQPPL:
BLDS 2005 (Điều 610 và Điều 612)
Luật HN&GĐ
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP (mục 2 phần II)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
-     Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
-     Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
-     Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
-     Một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá 60 (sáu mươi) tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
2.4.3. Xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
VBQPPL:
BLDS 2005 (Điều 611)
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP (mục 3 phần II)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
-     Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
-     Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; và
-     Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo các khoản nói trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 (mười) tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
  • Lưu ý: Mỗi khoản thiệt hại nêu trên đã được quy định chi tiết từ tiểu mục 3.1 đến tiểu mục 3.3 mục 3 phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Để thuận tiện cho việc hướng dẫn đương sự xuất trình chứng cứ, tập hợp các chứng cứ, Thẩm phán cần yêu cầu đương sự chuẩn bị một danh mục hệ thống các khoản bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

2.5. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
VBQPPL:
BLDS 2005 (Điều 623)
Luật GTĐB
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP (Phần III)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
  • Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
  • Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
-    Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
-    Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
  • Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
  • Xác định nguồn nguy hiểm cao độ (mục 1 phần III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP).
-     Phải xác định nguồn gây ra thiệt hại có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay không. Để xác định nguồn nguy hiểm cao độ, Thẩm phán cần phải căn cứ vào khoản 1 Điều 623 BLDS và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó.
Ví dụ: Để xác định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì phải căn cứ vào Luật GTĐB. Theo quy định tại điểm 18 Điều 3 Luật GTĐB thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
-      Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ khi chủ sở hữu đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ.
-      Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.

Ví dụ: Các thoả thuận sau đây được coi là không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường:
+    Cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
+    Chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường; 
+    Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước.
-     Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà nguồn nguy hiểm cao độ đó gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ:Chủ sở hữu xe ô tô biết một người không có bằng lái xe ô tô, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng xe ô tô cho người đó dẫn đến gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
  • Về nguyên tắc chung thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
-     Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
      Ví dụ: Xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương nặng hoặc bị chết. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (xe ô tô) gây ra.
-     Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Lưu ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì Tòa án phải áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đó khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại .
  • Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (ví dụ: khi họ đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật). Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ, có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
  • Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác rồi sau đó nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đấy người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông, đã gây ra tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:
-     B chỉ được A thuê lái xe ô tô cho A và được trả tiền công. Trong trường hợp này, B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó. Do đó, A phải bồi thường thiệt hại.
-     B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản. Trong trường hợp này A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp. Do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu cũng trong trường hợp này, với sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó. Do đó, C phải bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra thiệt hại.
  • Lưu ý:
-     Đây là các trường hợp điển hình về trách nhiệm bồi thường thiệt hại không cần có lỗi. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp người chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đều phải bồi thường thiệt hại. Vẫn có trường hợp họ không có trách nhiệm bồi thường như theo quy định tại khoản 3 Điều 623 BLDS 2005, hoặc có trường hợp họ phải liên đới bồi thường như theo quy định tại khoản 4 Điều 623 BLDS 2005.
-     Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại đã được quy định riêng trong BLDS thì trước tiên phải áp dụng những quy định riêng này. Đối với những trường hợp chưa được quy định riêng trong BLDS thì áp dụng những quy định khác của BLDS để giải quyết.
-     Cần chú ý là khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thẩm phán thường phải giải quyết đồng thời quan hệ hợp đồng bảo hiểm (được quy định từ Điều 567 đến Điều 580 BLDS 2005).

3. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ

3.1. Thụ lý vụ án
  • Cần xác định đúng đối tượng tranh chấp trong vụ án tranh chấp dân sự về thừa kế để xác định đúng điều kiện thụ lý theo quy định tại Điều 168 BLTTDS.
Ví dụ: Phải xác định đối tượng tranh chấp là “nhà đất”, hay “đất”, hay là “tài sản khác” để xác định:
-     Đúng thời hạn, thời hiệu khởi kiện;
-     Các bên có phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai trước khi tòa án thụ lý vụ án hay không; hoặc
-     Vụ kiện có thuộc trường hợp không bắt buộc phải có biên bản hòa giải tại cơ sở trước khi tòa án thụ lý hay không.
3.1.1. Kiểm tra về thời hiệu khởi kiện
VBQPPL:
BLDS 2005 (Điều 162 và Điều 645)
Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP (mục 2 Phần I)
Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10
Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế bao gồm: “thời hiệu khởi kiện về thừa kế” và “thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại”.
  • “Quyền thừa kế” bao gồm: “quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc quyền yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của người khác” (mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP).
  • Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế theo quy định chung là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế, tức là ngày người để lại di sản thừa kế chết. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu một người thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 (ba) năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 645 BLDS 2005).
  • Lưu ý: một số quy định khác về thời hiệu mà việc áp dụng thời hiệu về quyền thừa kế cũng phải tuân theo:
-     Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện quy định tại Điều 161 BLDS 2005 về “sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan” và trường hợp chưa có người đại diện trong trường hợp người khởi kiện phải có người đại diện.
-     Quy định về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện theo Điều 161 BLDS 2005.
-     Quy định về không tính vào thời hiệu khởi kiện trong thời gian từ 01-7-1996 đến 01-01-1999 là 2 (hai) năm 6 (sáu) tháng, đối với trường hợp thừa kế về nhà ở xảy ra trước ngày 01-7-1991, thời hạn dược quyền khởi kiện là hết ngày 10-3-2003 (Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10).
-     Quy định về không tính vào thời hiệu khởi kiện trong thời gian từ 01-7-1996 đến 01-9-2006 đối với trường hợp thừa kế về nhà ở xảy ra trước ngày 01-7-1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia (Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11).
-     Quy định về “không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế” (tiểu mục 2.4, mục 2, phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP).
3.1.2. Kiểm tra về thẩm quyền giải quyết vụ án
VBQPPL:
BLTTDS (các điều 33, 34, 35, 36 và 56 )
Luật đất đai (Điều 136)
Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
-     Khoản 1 Điều 136 Luật đất đai: Thẩm quyền của TAND.
-     Khoản 2 Điều 136 Luật đất đai: Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân.
-     Tranh chấp về hợp đồng (giao dịch) hoặc tài sản tranh chấp là nhà ở, vật kiến trúc khác v.v.: Thẩm quyền của TAND (Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC).
  • TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền khi:
-     Đương sự là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài, không có nơi cư trú, thường xuyên làm ăn, sinh sống tại Việt Nam.
-     Đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài (theo khoản 3 Điều 33 BLTTDS).
  • TAND quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh có thẩm quyền khi:
-     Đương sự là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài, nhưng có nơi cư trú, thường xuyên làm ăn, sinh sống tại Việt Nam
-     Cần chú ý “đương sự” theo quy định tại Điều 56 BLTTDS bao gồm cả những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Do vậy, bao gồm cả những người không phải là người thừa kế và bao gồm cả cơ quan, tổ chức. 
  • Về thẩm quyền theo lãnh thổ: Trong vụ án thừa kế có thể có tranh chấp di sản là bất động sản và thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ cũng sẽ bị chi phối theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 36 BLTTDS và thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

3.1.3. Kiểm tra các điều kiện khác của việc thụ lý vụ án thừa kế
VBQPPL:
Luật đất đai (Điều 135)
Pháp lệnh APLPTA
Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 (Điều 2)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Xác định đúng người nộp tiền tạm ứng án phí: Trong vụ án thừa kế, nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng phải nộp tạm ứng án phí (50% mức án phí dự định) và mức án phí được tính theo giá trị tài sản có tranh chấp mà đương sự yêu cầu giải quyết (khoản 4 Điều 25 Pháp lệnh APLPTA).
  • Lưu ý đến những điều kiện khác như điều kiện về hòa giải ở cơ sở đối với tranh chấp thừa kế có liên quan đến đất đai (Điều 135,Điều 136 Luật đất đai).
3.1.4. Thông báo về việc thụ lý vụ án
VBQPPL:
BLTTDS (Điều 174)
  • Thẩm phán cần thực hiện đúng các quy định về thông báo việc thụ lý vụ án. Đây cũng chính là một hoạt động nhằm thu thập chứng cứ.
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Trên cơ sở đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện cần lập ngay sơ đồ về hàng thừa kế và diện thừa kế. Sơ đồ cần thể hiện các nội dung: người để lại di sản, các thời điểm mở thừa kế, diện thừa kế, mối quan hệ giữa các người thừa kế với nhau và với những người để lại thừa kế.
  • Trong nội dung thông báo cho những người thừa kế cần yêu cầu họ có ý kiến về:
-     Tài sản đang tranh chấp thuộc di sản của ai, bao gồm những tài sản gì;
-     Các thời điểm mở thừa kế;
-     Diện những người thừa kế và các quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
-     Ý kiến của họ về yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu cụ thể của họ.


3.2. Thu thập chứng cứ
VBQPPL:
BLDS 1995
BLDS 2005 (các điều 679, 680 và 683)
BLTTDS (các điều 5 và 6, các điều từ Điều 79 đến Điều 98)
Luật HN&GĐ
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Xác định những tài liệu, giấy tờ có ý nghĩa chứng minh (không phải là xác định tất cả các giấy tờ này trong mọi trường hợp):
-     Di chúc;
-     Giấy chứng tử;
-     Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu;
-     Bản khai lý lịch;
-     Khi không có các tài liệu trên thì đương sự có quyền và nghĩa vụ xuất trình các chứng cứ khác để chứng minh (chú ý các quy định tại Điều 83 BLTTDS về xác định chứng cứ).
  • Bước đầu cần thu thập các chứng cứ chứng minh về: thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế, diện thừa kế, việc xác định di sản cần có ý kiến, sự tham gia của tất cả các đương sự.
  • Xác định di sản: Tài sản tranh chấp thường không hoàn toàn trùng với di sản. Để xác định di sản thường tiến hành theo các bước sau:
-     Xác định tổng thể tài sản tranh chấp. Đối với nhà đất phải làm rõ về diện tích, kích thước, đặc điểm và định giá phải theo đúng giá trị chuyển nhượng thực tế và định giá cụ thể để đáp ứng yêu cầu chia hiện vật (việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải theo đúng quy định tại Điều 89 BLTTDS; việc định giá tài sản phải theo đúng Điều 92 BLTTDS).
-     Thu thập chứng cứ để xác định phần đóng góp, công sức đóng góp của những người liên quan đến di sản đang tranh chấp. Những người này thường là một trong số người thừa kế, có thể là bị đơn, hoặc có thể là người nào đó có công sức đóng góp, duy trì tài sản (đây cũng là một căn cứ để xác định công sức đóng góp).
-     Xác định đồng chủ sở hữu với người để lại di sản. Đồng chủ sở hữu thường là chồng hoặc vợ của người để lại di sản. Cần thu thập chứng cứ chứng minh về quan hệ hôn nhân của họ có hợp pháp không. Thời kỳ hôn nhân hợp pháp để xác định họ có phải đồng chủ sở hữu của khối tài sản tranh chấp không (chú ý các quy định của Luật HN&GĐ).
-     Thu thập các chứng cứ về nghĩa vụ tài sản và các chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán từ di sản (Điều 686 BLDS 1995, Điều 683 BLDS 2005).
  • Các chứng cứ khác chứng minh các điểm tranh chấp về quyền thừa kế của đương sự cụ thể, quyền hoặc nghĩa vụ tài sản của người liên quan khác (người liên quan từ các giao dịch khác chứ không phải là người thừa kế).
3.3. Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết vụ án thừa kế

3.3.1. Xác định di chúc hợp pháp
VBQPPL:
BLDS 1995
BLDS 2005 (các điều 650, 651, 652, 653, 655, 656, 658, 660, 661 và 663)
Pháp lệnh thừa kế
Nghị quyết số 02/1990/NQ-HĐTP
Thông tư 81/TANDTC ngày 24-7-1981
  • Một di chúc được coi là hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:
-     Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc và không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép lập di chúc;
-     Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật;
-     Di chúc của người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi đến chưa đủ 18 (mười tám) tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý;
-     Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 (năm) ngày, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Các loại di chúc được coi là hợp pháp, khi hình thức và nội dung của di chúc tuân thủ đúng quy định của pháp luật:
-     Di chúc miệng (Điều 651 BLDS 2005);
-     Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Điều 655 BLDS 2005);
-     Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 656 BLDS 2005);
-     Di chúc bằng văn bản được công chứng tại cơ quan công chứng hoặc được chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Điều 658 BLDS 2005);
-     Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực (Điều 660 BLDS 2005);
-     Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở (Điều 661 BLDS 2005);
-     Di chúc chung của vợ chồng (Điều 663 BLDS 2005).
  • Lưu ý: di chúc không có công chứng, chứng thực cũng là di chúc hợp pháp khi tuân theo các điều kiện pháp luật quy định cho loại di chúc đó; di chúc có công chứng, chứng thực chỉ hợp pháp khi được làm theo đúng thủ tục pháp luật quy định.
  • Xác định thời điểm di chúc hợp pháp (Điều 667 BLDS 2005):
-     Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
-     Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
+    Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
+    Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
-     Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
-     Di chúc không có hiệu lực pháp luật nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản đó vẫn có hiệu lực.
-     Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.

-     Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. 
-     Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.
  • Lưu ý:
-     Xác định thời điểm di chúc hợp pháp trước 10-9-1990 cần căn cứ vào Thông tư 81/TANDTC ngày 24-7-1981.
-     Xác định thời điểm di chúc hợp pháp từ 10-9-1990 đến 01-7-1996 cần căn cứ vào Pháp lệnh thừa kế; Nghị quyết số 02/1990/NQ-HĐTP.
-     Xác định thời điểm di chúc hợp pháp từ 01-07-1996 đến 31-12-2005 cần căn cứ vào BLDS 1995.
-     Xác định thời điểm di chúc hợp pháp từ 01-01-2006 đến nay cần căn cứ vào BLDS 2005.
3.3.2. Xác định di sản thừa kế
VBQPPL:
BLDS 2005 (các điều 163, 634, 733, 734 và 735)
Luật HN&GĐ 1959
Luật HN&GĐ 1986
Luật HN&GĐ 2000 (Điều 28)
Luật đất đai 2003 (Điều 50 và Điều 106)
Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP
  • Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác (Điều 634 BLDS 2005).
  • Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế.
  • Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại Phần 4 BLDS 2005 và pháp luật về đất đai.   
  • Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theo quy định tại Phần 4 BLDS 2005 và pháp luật về đất đai.

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại (Điều 634 BLDS 2005).
  • Khái niệm về tài sản bao gồm: “vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” (Điều 163 BLDS 2005).
  • Quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi 1 người chết trước để xác định xem di sản của người đó:
-     Theo Luật HN&GĐ 1959: “chia như quy định ở Điều 29” tức là như khi ly hôn (Điều 16);
-     Theo Luật HN&GĐ 1986: “chia đôi” (Điều 17);
Theo Luật HN&GĐ 2000: “ngang nhau “ (Điều 28);
-     Quy định về di sản là quyền sử dụng đất (Điều 733, Điều 734 Điều 735 BLDS 2005; Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP);
-     Đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993 hoặc Luật đất đai 2003;
-     Có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai 2003; kể từ 01-7-2004 quyền sử dụng đất cũng là di sản không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế (hồi tố) (Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP);
-     Loại đất chưa có các giấy tờ nêu ở trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác, cây lâu năm gắn liền với đất đó thì đất vẫn được coi là di sản (được tính giá trị và phân chia như loại đất có giấy tờ nêu trên) khi UBND cấp có thẩm quyền xác định việc sử dụng đất là hợp pháp hoặc có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất (điểm a và b tiểu mục 1.3 mục 1 phần II Nghị quyết số 02/2004 NQ-HĐTP).
  • Tài sản được Nhà nước cấp cho người có công với cách mạng sau khi họ đã chết cũng là di sản để chia cho các thừa kế của họ. Trường hợp cấp cho thân nhân của người có công với cách mạng thì không phải là di sản của người có công với cách mạng (Phần III Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP).

3.3.3. Quy định về di chúc có hiệu lực một phần
VBQPPL:
BLDS 2005 (Điều 667 và Điều 669)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình (Điều 631 BLDS 2005). Do vậy, nếu di chúc định đoạt tài sản của người khác thì phần di chúc đó không hợp pháp. Tình trạng khá phổ biến của loại di chúc không hợp pháp một phần là vợ hay chồng lập di chúc định đoạt tài sản chung.
  • Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được quy định tại Điều 669 BLDS 2005 (còn gọi là thừa kế bắt buộc):
-     Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ chồng;
-     Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
  • Lưu ý: Các trường hợp “Hiệu lực pháp luật của di chúc” quy định tại Điều 667 BLDS 2005.
3.3.4. Một số quy định hạn chế quyền thừa kế
VBQPPL:
BLDS 2005 (Điều 735)
Luật HN&GĐ (Điều 31)
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP
Nghị định 81/2001/NĐ-CP
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản giao cho hộ gia đình thì chỉ các thành viên trong hộ đang tiếp tục sử dụng đất khi có một thành viên chết.
  • Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được chia hiện vật nhà, đất khi có đủ điều kiện quy định tại Nghị định số 81/2001/NĐ-CP.
  • Vợ góa hoặc chồng góa có quyền yêu cầu chưa chia di sản nếu trong một thời hạn nhất định (không quá 3 năm) việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên còn sống (Điều 31 Luật HN&GĐ 2000; Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP).
3.3.5. Thừa kế trong trường hợp chưa có đăng ký kết hôn
VBQPPL:
Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10
Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP
Công văn số 77/2003/HĐTP
  • Người đang có vợ hoặc có chồng là:
-     Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03-01-1987 và hiện đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;
-     Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03-01-1987 đến trước ngày 01-01-2001 và hiện đang chung sống với nhau như vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng cho đến trước ngày 01-01-2003). (tiểu mục c.1 mục 1 Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP).
Công việc chính và kỹ năng thực hiện: 
  • Là trường hợp hôn nhân không có đăng kí kết hôn nhưng không vi phạm các điều kiện kết hôn khác (các đối tượng hôn nhân được quy định tại Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10).
  • Nếu quan hệ hôn nhân xác lập trước ngày 03-01-1987 thì thời điểm mở thừa kế không kể là khi nào, người vợ (hoặc chồng) còn sống đều được hưởng thừa kế (điểm a mục 1 phần II Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP).
  • Nếu quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày 03-01-1987 đến trước ngày 01-01-2001 và thừa kế của một bên mở trước 01-01-2003 thì bên vợ (hoặc chồng) còn sống cũng được hưởng thừa kế (điểm b mục 1 phần II Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP).
  • Nếu quan hệ hôn nhân được xác lập từ 03-01-1987 đến trước 01-01-2001 và thừa kế của một bên mở sau 01-01-2003 thì chỉ được hưởng thừa kế nếu đã có tên trong danh sách xin đăng ký do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập trước 01-01-2003 (Công văn số 77/2003/HĐTP ngày 27-6-2003).
4. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở

4.1. Những vấn đề chung về tố tụng và áp dụng pháp luật

4.1.1. Về thẩm quyền

4.1.1.1. Thẩm quyền theo lãnh thổ
VBQPPL:
BLTTDS (điểm c khoản 1 Điều 35, điểm i khoản 1 Điều 36)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Toà án nơi có nhà ở thuộc đối tượng của hợp đồng mua bán nhà ở là Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (Điều 35 BLTTDS).
  • Trong trường hợp đối tượng mua bán trong hợp đồng là nhiều nhà ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các nhà ở giải quyết (Điều 36 BLTTDS).
  • Còn có thể áp dụng Điều 36 BLTTDS trong trường hợp đối tượng tranh chấp có cả nhà ở và cả các bất động sản khác thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
4.1.1.2. Thẩm quyền theo cấp toà án
VBQPPL:
BLTTDS (khoản 3 Điều 33)
Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Với các Toà án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự (thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh) khi có một trong các trường hợp sau (khoản 3 Điều 33 BLTTDS):
-     Có đương sự ở nước ngoài (tiểu mục 4.1 mục 4 phần 1 Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP);
-     Tài sản tranh chấp ở nước ngoài (tiểu mục 4.2 mục 4 phần 1 Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP);
-     Phải uỷ thác tư pháp ra nước ngoài (tiểu mục 4.3 mục 4 phần 1 Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP).
  • Lưu ý: đương sự bao gồm cả người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ví dụ: một trong các thừa kế là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở nước ngoài là đủ để xác định thẩm quyền giải quyết sơ thẩm vụ án thuộc về Toà án nhân dân cấp tỉnh.

4.1.2. Về thời hiệu
VBQPPL:
Điều 56 Pháp lệnh HĐDS
BLDS 2005 (Điều 136)
BLTTDS (Điều 159)
Hợp đồng mua bán nhà ở cũng có thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp như các quan hệ hợp đồng khác, đồng thời cũng có quy định riêng về thời hiệu.
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Cần chú ý là áp dụng quy định của pháp luật tương ứng với thời điểm giao dịch, cụ thể là:
  • Trước 01-7-1991 không có quy định áp dụng thời hiệu khởi kiện.
  • Từ 01-7-1991 đến 01-7-1996 áp dụng Điều 56 Pháp lệnh HĐDS (có thời hạn ba năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp nếu không phải là hợp đồng vô hiệu).


4.1.3. Về áp dụng pháp luật tương ứng với thời điểm giao dịch
VBQPPL:
BLDS 1995
BLDS 2005
Luật HN&GĐ 1986
Luật HN & GĐ 2000
Luật nhà ở năm 2005
Nghị quyết ngày 10-5-1997 của Quốc hội khóa 9 về các giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước 01-7-1991(Mục III)
Pháp lệnh nhà ở
Pháp lệnh HĐDS
Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 (Điều 2)
Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11
Quyết định số 297/CT ngày 02-10-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC
Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP
 Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Trường hợp mua bán nhà ở xảy ra trước 01-7-1991 mà không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia: Đây là trường hợp mua bán nhà ở xảy ra trước khi Pháp lệnh nhà ở có hiệu lực thi hành, là trường hợp đã được quy định tại Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10.
  • Trường hợp mua bán nhà ở xảy ra trước 01-7-1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia: Đây cũng là trường hợp mua bán nhà ở xảy ra trước khi Pháp lệnh nhà ở có hiệu lực thi hành, là trường hợp đã được quy định tại Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11.
  • Trường hợp mua bán nhà ở xảy ra trước ngày 01-7-1991 không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia thì áp dụng:
  • Trước ngày 01-7-1991 (có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia) áp dụng:
  • Từ ngày 01-7-1991 đến trước ngày 01-7-1996 áp dụng:
-     Pháp lệnh HĐDS.
-     Quyết định số 297/CT ngày 02-10-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc giải quyết một số vấn đề về nhà ở.
  • Từ ngày 01-7-1996 đến trước ngày 01-01-2006 áp dụng:
-     BLDS 1995;
  • Từ ngày 01-01-2006 đến trước ngày 01-7-2006 áp đụng:
-     BLDS 2005;
  • Từ ngày 01-7-2006 đến nay áp dụng:
-     Luật nhà ở;
(Trường hợp có sự khác nhau giữa Luật nhà ở với pháp luật có liên quan về nhà ở thì áp dụng quy định của Luật nhà ở. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Luật nhà ở thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó - Điều 3 Luật nhà ở)
-     BLDS 2005;
  • Lưu ý:
-     Cùng với những quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở, Thẩm phán cần phải áp dụng những quy định khác có liên quan. Các quy định pháp luật liên quan thường là những quy định liên quan đến xác định tư cách chủ thể của hợp đồng, liên quan đến quy định về sở hữu chung; phổ biến nhất là những quy định của pháp luật về thừa kế, pháp luật về hôn nhân và gia đình.
-     Khi áp dụng các quy định pháp luật có liên quan, nguyên tắc chung vẫn là áp dụng pháp luật ở thời điểm giao dịch (giao kết hợp đồng mua bán). Tuy vậy, có trường hợp phải áp dụng pháp luật ở thời điểm nhà ở được tạo lập hoặc chuyển dịch sở hữu để xác định chủ sở hữu hợp pháp của nhà ở. Ví dụ: Văn bản tự chia nhà ở của vợ chồng ở thời điểm 1995 không có giá trị pháp luật (không phù hợp với Luật HN&GĐ 1986) nhưng văn bản tự chia nhà ở của vợ chồng vào năm 2001 là hợp pháp (phù hợp Luật HN&GĐ 2000) và bên được chia hoàn toàn được tự mình bán phần nhà ở đó.

4.2. Các bước cơ bản và những vấn đề cần chú ý khi giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

4.2.1. Xác định hợp đồng có hiệu lực hay vô hiệu
VBQPPL:
BLDS 2005 (các điều 122, 402, 404, 405 và 406)
Luật nhà ở
Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP (tiểu mục 2.1 mục 2 phần I)
Thẩm phán phải thu thập chứng cứ xác định hợp đồng mua bán nhà ở đang tranh chấp là hợp đồng có hiệu lực hay vô hiệu.
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
-      Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
-      Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
-      Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
-      Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
  • Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (Điều 450 BLDS 2005).
  • Hợp đồng mua bán nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn.
-     Trường hợp sau đây thì không cần chứng thực: Bên bán nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở. (điểm b khoản 3 Điều 93 Luật nhà ở)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Điều kiện để công nhận hợp đồng mua bán nhà ở được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP.
  • Khi đã có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì hợp đồng có hiệu lực bắt buộc với các bên, không phụ thuộc vào việc đã thi hành hợp đồng ở mức độ nào.
  • Giao dịch dân sự có điều kiện (Điều 125 BLDS 2005):
-     Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
-     Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì điều kiện đó được coi như là đã xảy ra. Nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy điều kiện xảy ra để làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự thì điều kiện đó được coi như là không xảy ra.
4.2.1.1. Công nhận hợp đồng mua bán nhà ở với trường hợp giao dịch xảy ra trước ngày 01-7-1991
VBQPPL:
Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 (Điều 5)
Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC
Trường hợp này phải áp dụng các văn bản pháp luật dưới đây để giải quyết.
  • Hình thức của hợp đồng không đúng quy định tại thời điểm giao kết cũng vẫn được công nhận hiệu lực của hợp đồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
-     Nếu bên mua đã trả đủ hoặc một phần tiền mua nhà;
-     Bên bán đã giao toàn bộ hoặc một phần nhà.
  • Nếu thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà đã được hoàn tất thì coi như hợp đồng có hiệu lực (buộc phải thi hành những gì chưa thi hành) mà không phải xét về hình thức của hợp đồng (khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10).
  • Những hợp đồng mua bán nhà ở mà toàn bộ hoặc một phần nội dung vi phạm điều cấm hoặc trái đạo đức xã hội theo quy định của Bộ luật dân sự thì bị vô hiệu toàn bộ hoặc một phần. Đây là quy định đặc biệt có tính hồi tố, do vậy cần căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự để xét tính chất của giao dịch đã xảy ra trước đó.
  • Giải quyết hợp đồng mua bán nhà ở xác lập trước 01-7-1991 có những quy định riêng về hiệu lực của hợp đồng, cũng có nghĩa việc thu thập chứng cứ phải phục vụ yêu cầu chứng minh về các sự kiện pháp lý đó. Ví dụ: thu thập chứng cứ chứng minh đã có việc giao một phần tiền mua nhà để chứng minh hợp đồng đã có đủ điều kiện công nhận.
  • Trong quy định của Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10, một số hành vi thực hiện hợp đồng lại được quy định làm căn cứ đánh giá hiệu lực của hợp đồng. Ví dụ: giao nhà, giao tiền, làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, v.v. Đây là quy định đặc biệt khác so với Bộ luật dân sự, nên cần phải hết sức chú ý.
  • Giải thích khái niệm “Bên mua nhà ở” (điểm 4 mục 1 Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC) còn bao gồm: Người có tên cùng bên mua nhà ở, người thừa kế hợp pháp; trong trường hợp nhà được mua bán nhiều lần thì “bên mua nhà ở” là người mua cuối cùng (hoặc thừa kế hợp pháp của họ).

4.2.1.2. Công nhận hợp đồng mua bán nhà ở đối với giao dịch mua bán được xác lập từ ngày 01-7-1991 đến ngày 30-6-1996
VBQPPL:
Thông tư liên tịch số 03/1996/TTLN-TANDTC-VKSNDTC
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Đây là thời kỳ Pháp lệnh nhà ở có hiệu lực thi hành nhưng cần chú ý quy định về việc áp dụng Bộ luật dân sự theo thông tư liên ngành nói trên.
4.2.2. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở có hiệu lực
VBQPPL:
BLDS 2005 (các điều 451, 452, 453 và 454)
Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 (Điều 5)
Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC (điểm 3 mục III )
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Với loại hợp đồng mua bán nhà ở xác lập trong mỗi thời kỳ thì áp dụng pháp luật có hiệu lực tương ứng về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán nhà ở nói riêng để xác định các quyền, nghĩa vụ của bên mua nhà, bên bán nhà.
  • Với các hợp đồng đã có hiệu lực thì thỏa thuận của các bên (ngoài những quyền và nghĩa vụ theo pháp luật) cũng ràng buộc như pháp luật, tạo nên quyền hợp pháp hoặc nghĩa vụ của các bên. Ví dụ: hợp đồng có thể quy định thời hạn cụ thể cho mỗi lần trả tiền, nếu có vi phạm, một bên có quyền yêu cầu hủy hợp đồng.
  • Do các quyền và nghĩa vụ của các bên thể hiện trong hợp đồng nên văn bản hợp đồng và những văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng là những tài liệu phải được thu thập.
4.2.3. Xác định vi phạm và giải quyết vi phạm đối với hợp đồng có hiệu lực
VBQPPL:
BLDS 2005 (các điều từ Điều 412 đến Điều 418)
Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu buộc bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc yêu cầu hủy hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu hợp đồng không quy định thì không thể hủy hợp đồng vì trong hợp đồng mua bán nhà ở không có quy định của pháp luật về trường hợp đương nhiên hủy hợp đồng khi một bên có vi phạm.
  • Yêu cầu tiếp tục hợp đồng bao gồm thực hiện nghĩa vụ trả tiền:
-     Đối với trường hợp mua bán nhà ở xác lập trước ngày 01-7-1991 thì theo Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 tiền phải trả phải tính theo thời giá (trả đủ theo tỷ lệ % tiền chưa trả theo giá nhà ở thời điểm trả tiền – cũng là thời điểm xét xử sơ thẩm).
-     Đối với các trường hợp khác (sau ngày 01-7-1991) chưa có quy định trả theo thời giá nhưng áp dụng triệt để các quy định về bồi thường thiệt hại thì cũng bao gồm chênh lệch về giá nhà.
-     Trong mọi trường hợp có việc phải tiếp tục trả tiền nhà còn thiếu đều phải xác định giá nhà ở thời điểm có vi phạm và thời điểm giải quyết tranh chấp.
  • Lưu ý: Không nhầm lẫn giữa hợp đồng có hiệu lực với hợp đồng đã được hoàn thành (đã thực hiện xong) hay việc làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu (sang tên, trước bạ). Việc đăng ký trước bạ là một hành vi thực hiện hợp đồng chứ không phải hành vi giao kết hợp đồng, không phải là căn cứ để công nhận hay hủy hợp đồng (chỉ riêng việc mua bán nhà ở trước ngày 01-7-1991 thì thủ tục chuyển quyền sở hữu đã được hoàn tất là điều kiện để công nhận hợp đồng).
4.2.4. Giải quyết hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu

4.2.4.1. Xác định hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu
VBQPPL:
BLDS 2005 (các điều 122, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133 và 134)
Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP
Thẩm phán phải xác định hợp đồng vô hiệu thuộc trường hợp nào, vi phạm điều kiện nào trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
-      Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 128 BLDS 2005
).
-     Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 129 BLDS 2005).
-     Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 130 BLDS 2005).
-     Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 131 BLDS 2005).
-     Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Điều 132 BLDS 2005).  
-     Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 133 BLDS 2005).
-     Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 134 BLDS 2005).
-     Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần (Điều 135 BLDS 2005).
  • Lưu ý: Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 138 BLDS 2005)
     
4.2.4.2. Giải quyết hậu quả hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu
VBQPPL:
BLDS 2005 (Điều 122, các điều từ Điều 127 đến Điều 134)
Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP (mục 2 phần I)
Thẩm phán cần nắm vững những quy định chung về giải quyết hợp đồng vô hiệu cũng như những quy định về giải quyết từng loại hợp đồng vô hiệu cụ thể.

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Điều 137 BLDS 2005 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu nói chung. Điều này mang tính nguyên tắc chung cho việc giải quyết hậu quả các loại hợp đồng vô hiệu.
  • Lưu ý: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 137 BLDS 2005 sẽ không áp dụng trong trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
4.2.5. Giải quyết về đặt cọc trong hợp đồng mua bán nhà ở
VBQPPL:
BLDS 2005 (Điều 358)
Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP (mục 1 Phần I)
Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng phổ biến trong giao dịch mua bán nhà ở. Tòa án thường phải giải quyết quan hệ đặt cọc cùng với giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở.

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Đặt cọc cũng là một giao dịch dân sự, không phải là một phần của hợp đồng mua bán nhà ở nên không phải cứ hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu thì đặt cọc vô hiệu.
  • Đặt cọc có hiệu lực khi bảo đảm đủ các điều kiện quy định tại Điều 131 BLDS 1995 (Điều 122 BLDS 2005), trong đó về hình thức phải được lập thành văn bản (Điều 363 BLDS 1995, Điều 358 BLDS 2005) nhưng không đòi hỏi như hợp đồng mua bán nhà ở phải công chứng, chứng thực.
  • Giao dịch đặt cọc có thể chỉ bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng (có trước hợp đồng mua bán và độc lập với hợp đồng), cũng có thể chỉ để thực hiện hợp đồng hoặc vừa bảo đảm cho việc giao kết vừa bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng (có thể được ghi ngay vào hợp đồng mua bán nhà ở nhưng phải phân biệt đặt cọc là một giao dịch bảo đảm thực hiện hợp đồng chứ không phải là một nội dung của hợp đồng).
  • Giải quyết về giao dịch đặt cọc phải theo quy định đặt cọc của Bộ luật dân sự và hướng dẫn tại mục 1 phần I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP
4.2.6. Giải quyết một số tranh chấp về nhà đất có người Việt Nam định cư ở nước ngoài

4.2.6.1. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
VBQPPL:
Luật đất đai 2003 (Điều 121)
Luật nhà ở năm 2005 (Điều 126)
Nghị định số 90/2006/NĐ-CP (khoản 4 Điều 65)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở tại Việt Nam gồm:
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có công đóng góp với đất nước, Nhà văn hóa; Nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sinh sống ổn định tại Việt Nam;
  • Trường hợp không thuộc các diện đối tượng nói trên nhưng đã về Việt Nam cư trú thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên (trong cùng thời gian cư trú tại Việt Nam), thì được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.
  • Do đó, các chủ thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài nói trên, nếu thời điểm khi họ gửi tiền về để mua nhà ở và nhờ người khác đứng tên hộ thì họ chưa thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam, nhưng khi tranh chấp xảy ra họ đã thuộc diện có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, thì khi giải quyết việc tranh chấp giữa họ với người đứng tên mua nhà hộ cho họ, Tòa án cần công nhận cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện nói trên được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất mà họ đã mua và nhờ người khác đứng tên mua.
4.2.6.2. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
VBQPPL:
BLDS 2005
Luật đất đai 2003
Luật nhà ở
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, đã gửi tiền về nhờ bạn bè, người thân mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở và nhờ họ đứng tên hộ trong hợp đồng mua bán nhà và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, thì khi tranh chấp giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài với người đứng tên hộ trong giấy tờ nhà đất cần giải quyết như sau:
-      Phải xác định giao dịch giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài với người đứng tên hộ trong giấy tờ nhà đất là giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Như vậy, khi giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà, có yêu cầu đòi lại nhà đất do người khác đứng tên hộ, thì Tòa án công nhận cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhờ người khác đứng tên hộ được quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đó. Tuy nhiên, Điều 128 Điều 137 của BLDS 2005 không quy định phải tịch thu tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được từ giao dịch không hợp pháp. Do đó, tùy trường hợp mà xử lý như sau:
+       Trong trường hợp này phải định giá quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở và nếu người đứng tên hộ có nhu cầu sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đó thì công nhận cho họ được sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Đồng thời, buộc họ phải thanh toán cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài bằng đúng số tiền (vàng) đã bỏ ra để mua nhà đất.
+       Trong trường hợp giá trị nhà và quyền sử dụng đất tại thời điểm định giá để xét xử cao hơn giá lúc mua, thì số tiền (vàng) chênh lệch được chia đôi mỗi bên được nhận một nửa (½).
+       Trong trường hợp giá trị nhà và quyền sử dụng đất tại thời điểm định giá để xét xử thấp hơn giá lúc mua, thì người đứng tên hộ được sở hữu nhà đất chỉ phải hoàn lại cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài số tiền (vàng) đúng giá trị theo định giá tại thời điểm xét xử.
-      Trong trường hợp người đứng tên hộ không đồng ý nhận nhà hoặc không đủ điều kiện trả tiền (vàng) mua nhà cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài để sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, thì Tòa án tuyên phát mãi căn nhà và đất đó:
+       Trường hợp giá trị nhà và quyền sử dụng đất tại thời điểm phát mãi thi hành án cao hơn giá lúc mua, thì trả cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài bằng đúng số tiền (vàng) đã bỏ ra để mua nhà đất, còn số tiền (vàng) chênh lệch được chia đôi mỗi bên được nhận một nửa (½).
+       Trường hợp giá trị nhà và quyền sử dụng đất tại thời điểm phát mãi thi hành án thấp hơn giá lúc mua, thì chỉ phải hoàn lại cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài số tiền (vàng) đúng giá trị phát mãi thi hành án.  
5. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN VỀ LY HÔN

5.1. Thụ lý và thông báo thụ lý vụ án

5.1.1. Thẩm quyền giải quyết vụ án
VBQPPL:
BLTTDS (các điều 27, 33, 35 và 36)
Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP (mục 4 và mục 5 phần I)
Thẩm phán phải xác định chính xác về thẩm quyền giải quyết vụ án (phải xác định đó là vụ án hay việc về hôn nhân gia đình, thuộc phạm vi áp dụng của Điều 27 hay Điều 28 BLTTDS).
Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo cấp Toà án.

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Các tranh chấp về ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định tại Điều 27 BLTTDS và được xác định theo đơn khởi kiện của đương sự:
-     Ly hôn không có tranh chấp về việc nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
-     Ly hôn có tranh chấp về việc nuôi con hoặc có tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn;
-     Ly hôn có cả tranh chấp về nuôi con, tranh chấp về tài sản khi ly hôn;
-     Thuận tình ly hôn, nhưng có tranh chấp về nuôi con hoặc tranh chấp về tài sản, hoặc tranh chấp cả về nuôi con và chia tài sản khi thuận tình ly hôn.
  • Thẩm quyền theo lãnh thổ:
-     Theo nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn (điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS);
-     Các đương sự có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú hoặc làm việc của nguyên đơn giải quyết (điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS).
  • Thẩm quyền theo cấp Tòa án: Sau khi thực hiện việc tăng thẩm quyền cho TAND cấp huyện thì chỉ thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh (khoản 3 Điều 33 BLTTDS) khi thuộc một trong ba trường hợp sau đây:
-     Có đương sự ở nước ngoài;
-     Tài sản có tranh chấp ở nước ngoài;
-     Cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài.
  • Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn:
-     Được chọn khởi kiện ở Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc cuối cùng của bị đơn nếu không biết nơi cư trú hay nơi làm việc của bị đơn hoặc do bị đơn cố tình giấu địa chỉ (điểm a khoản 1 Điều 36 BLTTDS);
-      Được chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc ở Việt Nam (điểm c khoản 1 Điều 36 BLTTDS).

5.1.2. Điều kiện thụ lý
VBQPPL:
Luật HN&GĐ (Điều 85)
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP (điểm c mục 10)
Pháp lệnh APLPTA
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Nộp tiền tạm ứng án phí:
-     Tiền tạm ứng án phí ly hôn (khoản 4 Điều 25 Pháp lệnh APLPTA);
-     Tiền tạm ứng án phí tranh chấp chia tài sản chung (khoản 4 Điều 25 Pháp lệnh APLPTA).
Trường hợp chưa thụ lý việc xin ly hôn của người chồng nếu người vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là trường hợp chưa đủ điều kiện để khởi kiện (hạn chế quyền khởi kiện) theo Điều 85 Luật HN&GĐ và theo mục 6 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP. Không áp dụng trường hợp này khi người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà có đơn khởi kiện ly hôn.
5.1.3. Thông báo thụ lý vụ án
VBQPPL:
BLTTDS (các điều 56, 174, 176 và 177)
Phải bảo đảm việc thực hiện thông báo thụ lý vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Cần chú ý việc triệu tập những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
Ví dụ: Người có tranh chấp về tài sản đối với vợ chồng đang có đơn khởi kiện ly hôn (mà vợ chồng đó có tranh chấp về tài chung); người cho vay đối với vợ chồng đang có đơn khởi kiện ly hôn; người vay tiền của vợ chồng đang có đơn khởi kiện ly hôn (mà vợ chồng đó có tranh chấp về tài chung).
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Thông báo cho bị đơn, cá nhân, tổ chức có quyền, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điều 174 BLTTDS.
  • Xem xét các yêu cầu phản tố (nếu có), các yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (nếu có). Điều 176 Điều 177 BLTTDS
5.2. Thu thập chứng cứ
VBQPPL:
BLTTDS (các điều 85, 86 và 92)
Luật HN&GĐ (khoản 2 Điều 92)
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP (mục 12)
Việc thu thập chứng cứ trong vụ án ly hôn có những đặc trưng riêng. Thẩm phán cần chú ý về những đặc trưng này như về những loại giấy tờ cần giao nộp, những biện pháp thu thập chứng cứ để xác định tình trạng mâu thuẫn vợ chồng.

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Các giấy tờ cần giao nộp trong vụ án ly hôn thường là:
-     Bản sao giấy đăng ký kết hôn;
-     Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có con);
-     Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ đăng ký hộ khẩu thường trú (xuất trình cùng bản chính);
-     Các chứng cứ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng) v.v.
  • Các giấy tờ, tài liệu nói nói trên phải là bản sao có chứng thực hoặc Thẩm phán phải tự mình đối chiếu bản sao với bản chính. Nếu là giấy tờ, tài liệu từ nước ngoài gửi về thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự (Điều 418 BLTTDS).
-     Với nguyên đơn và bị đơn cần nêu rõ yêu cầu về quan hệ hôn nhân; về việc nuôi con; về những tài sản đã thỏa thuận được chỉ yêu cầu công nhận; về những tài sản có tranh chấp và yêu cầu giải quyết;
-     Với những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì trình bày về quyền và nghĩa vụ liên quan của họ.
-     Xác định tình trạng hôn nhân thường phải qua phản ánh của những người có quan hệ gần gũi (như cha, mẹ); cơ quan quản lý của vợ chồng; tổ dân cư, đoàn thể xã hội mà họ sinh hoạt.
-     Việc nuôi con phải kèm theo xác định về thu nhập của cha mẹ.
-     Ý kiến của con nếu con đã đủ 9 tuổi trở lên (khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ
).
-     Xác minh về nhà đất thường phải cụ thể để có thể chia hiện vật cho cả hai bên.
-     Việc định giá tài sản thường là gồm nhiều loại tài sản chứ không chỉ riêng nhà đất (Điều 92 BLTTDS; mục 12 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP).
5.3. Hòa giải, chuẩn bị xét xử
VBQPPL:
BLTTDS (các điều 181, 182, 184, 187, 189, 192, 195)
Luật HN&GĐ (Điều 88)
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP
Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP (mục 7 phần I)
  • Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn, hoà giải là một hoạt động tố tụng rất quan trọng. Khác với những vụ án dân sự bình thường, Thẩm phán phải hoà giải về quan hệ hôn nhân, phân tích để họ đoàn tụ, khôi phục tình cảm vợ chồng.
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Hòa giải về quan hệ hôn nhân là bắt buộc và có thể thực hiện sớm, không phải chờ việc thu thập chứng cứ về tranh chấp nuôi con, tài sản.
  • Trường hợp không được hòa giải là trường hợp đã xác định được quan hệ hôn nhân không hợp pháp (Điều 181 BLTTDS).
  • Trường hợp không tiến hành hòa giải được là bao gồm: Trường hợp quy định tại Điều 182 BLTTDS do bị đơn cố tình vắng mặt đến lần thứ hai; đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng (ở nước ngoài, ở tù…); bị đơn mất năng lực hành vi dân sự.
  • Hòa giải với những người có quyền và nghĩa vụ liên quan chỉ cần hòa giải giữa các đương sự liên quan (Điều 184 BLTTDS). Ví dụ: về một khoản nợ chung, chỉ cần hòa giải giữa chủ nợ và vợ, chồng (không cần sự có mặt của các chủ nợ khác).
  • Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (Điều 187 BLTTDS, Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP).
  • Lưu ý: Đối với vụ án (hoặc việc) về hôn nhân và gia đình, thì hòa giải về quan hệ hôn nhân là bắt buộc (Điều 10 BLTTDS). Cần phải xác định hòa giải đoàn tụ thành là hòa giải thành. Ngược lại, hòa giải đoàn tụ không thành, dẫn đến công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về thuận tình ly hôn, thì đó là trường hợp hòa giải không thành và chỉ là công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về thuận tình ly hôn.
  • Các quyết định khác được thực hiện như trong các vụ án dân sự khác:
-     Tạm đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 189 BLTTDS)
-     Đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 192 BLTTDS)
-     Quyết định đưa vụ án ra xét xử (Điều 195 BLTTDS)
5.4. Một số vấn đề cần chú ý trong giải quyết vụ án ly hôn

5.4.1. Xác định tính chất quan hệ hôn nhân

5.4.1.1. Hôn nhân vi phạm chế độ “một vợ, một chồng” nhưng vẫn có thể được công nhận hợp pháp
VBQPPL:
Luật HN&GĐ 1959
Nghị quyết số 76/CP của Chính phủ
Thông tư 60/TATC ngày 20-2-1978 của Toà án nhân dân tối cao
  • Kết hôn ở miền Bắc trước khi Luật HN&GĐ 1959 có hiệu lực (trước 13-01-1960).
  • Kết hôn ở miền Nam trước thời điểm Luật HN & GĐ 1959 có hiệu lực ở miền Nam (ngày ban hành Nghị quyết 76/CP về việc công bố danh mục văn bản pháp luật áp dụng trong cả nước, trong đó có Luật HN&GĐ 1959 - ngày 25-3-1977).
  • Trường hợp cán bộ, bộ đội có vợ hoặc chồng ở miền Nam tập kết ra miền Bắc lấy vợ, lấy chồng khác (Thông tư 60/TATC ngày 22-02-1978 của TANDTC).

5.4.1.2. Công nhận hôn nhân hợp pháp đối với trường hợp không có đăng ký kết hôn
VBQPPL:
Luật HN&GĐ 1986
Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10
Kết luận số 84a/UBTVQH11 ngày 29-4-2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Nghị định số 77/2001/NĐ-CP (Điều 7)
Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP (điểm d mục 2)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Loại quan hệ vợ, chồng được xác lập trước Luật HN&GĐ 1986 có hiệu lực, tức là trước ngày 03-01-1987 (điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10) được khuyến khích đăng ký kết hôn (đăng ký chậm) chứ không bắt buộc phải đăng ký kết hôn và thời kỳ hôn nhân hợp pháp được tính từ ngày xác lập quan hệ hôn nhân (từ ngày họ chung sống với nhau).
  • Loại quan hệ vợ, chồng xác lập trong thời kỳ Luật HN&GĐ 1986 có hiệu lực (từ 03-01-1987 đến 01-01-2001) cần phân biệt:
-     Có thời gian để thực hiện việc đăng ký kết hôn (đăng ký chậm) từ 01-01-2001 đến 01-01-2003. Đăng ký đúng trong hạn nêu trên sẽ được tính thời kỳ hôn nhân hợp pháp từ thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng (điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10; Điều 7 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP).
-     Trường hợp đã làm thủ tục để đăng ký kết hôn đúng trong thời hạn (từ 01-01-2001 đến 01-01-2003) nhưng chưa thực hiện xong việc đăng ký cũng được công nhận về quan hệ vợ, chồng như đăng ký trong hạn (Kết luận số 84a/UBTVQH11).       
-     Tiêu chí để xác định “quan hệ vợ, chồng được xác lập” được quy định cụ thể tại điểm d mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
5.4.1.3. Hôn nhân có vi phạm về tuổi kết hôn
VBQPPL:
Luật HN&GĐ (Điều 9)
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP (điểm a mục 1 và điểm d.1 mục 2)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
5.4.1.4. Những trường hợp không thuộc diện hủy việc kết hôn trái pháp luật, nhưng cũng không giải quyết ly hôn mà tuyên bố không công nhận là vợ chồng
VBQPPL:
Luật HN&GĐ (khoản 1 Điều 11)
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP (Mục 2)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
5.4.2. Xác định tài sản riêng của vợ, chồng
VBQPPL:
Luật HN&GĐ 1986
Luật HN&GĐ 2000 (Điều 27 và Điều 32)
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP (mục 3)
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP (Điều 3)
Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP (phần III)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
-     Những điểm giống nhau giữa Luật HN&GĐ 1986 Luật HN&GĐ 2000 là:
+    Tài sản có trước kết hôn.
+    Tài sản được cho riêng hoặc thừa kế riêng.
-     Những điểm khác nhau giữa Luật HN&GĐ 1986 Luật HN&GĐ 2000 là:
+    Chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, theoLuật HN&GĐ 1986 phải do Tòa án thực hiện (Điều 18 Điều 42) còn theo Luật HN&GĐ 2000 thì không nhất thiết phải do Tòa án phân chia (Điều 29).
-     Quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi cả tên của vợ và chồng (khoản 2 Điều 27 Luật HN&GĐ).
-     Khi có tranh chấp, không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng thì đó là tài sản chung mặc dù giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ đứng tên vợ hoặc chồng (khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ 2000; mục 3 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTPĐiều 3 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP).
5.4.3. Chia nhà đất khi ly hôn
VBQPPL:
Luật HN&GĐ (các điều 87, 98 và 99)
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP (các điều 24, 25, 28, 29 và 30)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
5.4.4. Việc nuôi con khi ly hôn
VBQPPL:
Luật HN&GĐ (các điều 41, 42, 43, 56, và 63)
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP (Điều 11)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
6. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRANH CHẤP VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

6.1. Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án kinh doanh thương mại
VBQPPL:
BLTTDS (các điều 29, 33, 34, 35, 36, 37, 159, 161, 162, 163 167, 168, 169, 171, 174, 192, 193)
BLDS 2005
Luật DN
Luật TM
Pháp lệnh TTTM
Nghị định số 88/2006/NĐ-CP
Nghị định số 139/2007/NĐ-CP
Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP
Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP
Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP
Về thủ tục giống như thủ tục giải quyết vụ án dân sự (xem tiểu mục 1.1 mục 1 phần A Phần thứ ba Sổ tay Thẩm phán)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
-     TAND cấp huyện giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại được quy định từ điểm a đến điểm i khoản 1 Điều 29 của BLTTDS;
-     TAND cấp tỉnh giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại được quy định từ điểm k đến điểm o khoản 1 Điều 29 và tại các khoản 2, 3 4 Điều 29 của BLTTDS.
  • Khi Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử vụ án phát hiện ra vụ án không thuộc thẩm quyền của Toà kinh tế thì sẽ xử lý theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 mục 1 Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP.
  • Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải xem xét xác định vụ án thuộc loại án cụ thể nào trong số những loại án được quy định tại Điều 29 BLTTDS để áp dụng đúng luật chuyên ngành điều chỉnh loại quan hệ pháp luật đó.
  • Khi giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại Thẩm phán phải tuân theo Luật TM và pháp luật có liên quan. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì Thẩm phán áp dụng quy định của luật đó. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật TM và trong các luật khác thì Thẩm phán áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giữ, tạm giam, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên (khoản 2 Điều 12 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP).


6.2. Giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại cụ thể

6.2.1. Giải quyết các tranh chấp về mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua
VBQPPL:
Luật TM
BLTTDS
BLDS 2005
Nghị định số 16/2001/NĐ-CP
Nghị định số 65/2005/NĐ-CP
Nghị định số 12/2006/NĐ-CP
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Từ điểm a đến điểm e Điều 29 của BLTTDS.
  • Khi giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, Thẩm phán cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại điểm nào của khoản 1 Điều 29 của BLTTDS để áp dụng những quy định tương ứng của Luật TM điều chỉnh. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật TM và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. Cụ thể :
-     Mua bán hàng hóa (từ Điều 24 đến Điều 73 Luật TM; từ Điều 3 đến Điều 15 của Nghị định số 12/2006/NĐ-CP);
-     Cung ứng dịch vụ (từ Điều 74 đến Điều 87 Luật TM);
-     Đại diện, đại lý (từ Điều 141 đến Điều 149 và từĐiều 166 đến Điều 177 Luật TM; từ Điều 21 đến Điều 28 của Nghị định số 12/2006/NĐ-CP);
-     Thuê, cho thuê, thuê mua (từ Điều 269 đến Điều 283 Luật TM
);
-     Về hợp đồng vô hiệu thì căn cứ vào Điều 122 và từ Điều 127 đến Điều 138 của BLDS 2005;
  • Giải quyết quan hệ tranh chấp thuê, cho thuê, thuê mua, Thẩm phán cần lưu ý:
-     Đối với quan hệ hợp đồng “thuê, cho thuê, thuê mua” hàng hóa thì áp dụng Luật TM giải quyết. Thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện;
-     Đối với quan hệ hợp đồng “cho thuê tài chính”, đây là là hoạt động tín dụng trung và dài hạn, thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng. Áp dụng Nghị định số 16/2001/NĐ-CP Nghị định số 65/2005/NĐ-CP để giải quyết. Thẩm quyền giải quyết là của TAND cấp tỉnh.
  • Khi áp dụng các chế tài thương mại, Thẩm phán cần chú ý quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại (Điều 307 Luật TM). Cụ thể :
-     Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại;
-     Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.
  • Bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán, tương ứng với thời gian chậm trả (Điều 306 Luật TM).
  • Bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.
  • Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng (khoản 13 Điều 3 Luật TM).
6.2.2. Giải quyết tranh chấp về vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường đường biển
VBQPPL:
BLTTDS (Điều 29 và Điều 411)
BLHHVN 2005 (từ Điều 70 đến Điều 118)
PLTTBGTB
Nghị định số 46/2006/NĐ-CP

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.
  • Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển bao gồm:
-     Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển (từ Điều 70 đến Điều 97 BLHHVN 2005);
-     Hợp đồng vận chuyển theo chuyến (từ Điều 98 đến Điều 118 BLHHVN 2005).
  • Chứng từ vận chuyển bao gồm: Vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác.
  • Vận đơn có ba chức năng :
-     Là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng;
-     Là bằng chứng về sở hữu hàng hoá dùng để định đoạt, nhận hàng;
-     Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
  • Vận đơn có thể được ký phát dưới các dạng sau đây:
-     Ghi rõ tên người nhận hàng, gọi là vận đơn đích danh;
-     Ghi rõ tên người giao hàng hoặc tên những người do người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn theo lệnh;
-     Không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn vô danh.
  • Chuyển nhượng vận đơn:
-     Vận đơn theo lệnh được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn. Người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng trong vận đơn theo lệnh là người nhận hàng hợp pháp.
-     Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách người vận chuyển trao vận đơn vô danh đó cho người được chuyển nhượng. Người xuất trình vận đơn vô danh là người nhận hàng hợp pháp.
-     Vận đơn đích danh không được chuyển nhượng. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp.
  • Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hoá được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.
  • Giấy gửi hàng đường biển:
-     Là bằng chứng về việc hàng hoá được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển;
-     Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển; và
-     Không được chuyển nhượng.
  • Chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thoả thuận về nội dung, giá trị.
  • Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ; nếu là hàng hoá mau hỏng hoặc việc gửi là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hoá thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá hàng hóa trước thời hạn đó.
  • Việc xử lý hàng hoá do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam thực hiện theo Nghị định số 46/2006/NĐ-CP.
  • Khi nhận hàng, người nhận hàng phải thanh toán cho người vận chuyển cước vận chuyển và các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước. Người vận chuyển có quyền từ chối trả hàng và có quyền lưu giữ hàng, nếu người gửi hàng và người nhận hàng chưa thanh toán đủ các khoản nợ hoặc người vận chuyển chưa nhận được sự bảo đảm thoả đáng.
  • Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hoá vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là 1 (một) năm, kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng.
  • Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến là 2 (hai) năm, kể từ ngày người khiếu nại biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm.
  • Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển (từ Điều 123 đến Điều 137 BLHHVN 2005).
  • Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường tổn thất do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khoẻ và mất mát, hư hỏng hành lý là 2 (hai) năm.
  • Thẩm quyền giải quyết thuộc về TAND cấp tỉnh.
  • Thẩm phán cần lưu ý: Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển có yếu tố nước ngoài mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Toà án Việt Nam (điểm b khoản 1 Điều 411 BLTTDS).
  • Việc bắt giữ tàu biển được thực hiện theo PLTTBGTB có hiệu lực từ ngày 01-7-2009 (xem Phần thứ sáu - Bắt giữ tàu biển của Sổ tay Thẩm phán). 
6.2.3. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng
VBQPPL:
BLDS (từ Điều 318 đến Điều 387)
BLTTDS (các điều từ Điều 25 đến Điều 38)
Luật NHNN
Luật CTCTD
Luật DN (Điều 59, Điều 75 và Điều 120);
Nghị định số 16/2001/NĐ-CP
Nghị định số 65/2005/NĐ-CP
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 02-3-2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận (Điều 51 Luật CTCTD);
  • Tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tổ chức tín dụng không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay;
  • Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay;
  • Lãi suất cho vay: Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; kể từ ngày 19-5-2008 trở đi mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản theo Quyết định số 16/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
  • Lãi suất nợ quá hạn: Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
  • Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, Thẩm phán phải theo dõi lãi suất cơ bản do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ.
  • Bảng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước quy định từ ngày 19-5-2008 đến nay
GIAI ĐOẠN
LÃI SUẤT CƠ BẢN
LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN
LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU
Từ ngày

Mức (%)
Văn bản áp dụng
Mức (%)
Văn bản áp dụng
Mức (%)
Văn bản áp dụng
19/5/08

12
1099/QĐ-NHNN
 16/5/2008
13
1098/QĐ-NHNN
16/5/2008
11
1098/QĐ-NHNN
19/5/2008
1/6/2008

12
1257/QĐ-NHNN
 30/5/2008
13
1098/QĐ-NHNN
16/5/2008
11
1098/QĐ-NHNN
16/5/2008
11/6/2008

14
1317/QĐ-NHNN
 10/6/2008
15
1326/QĐ-NHNN
10/6/2008
13
1316/QĐ-NHNN
10/6/2008
1/7/2008

14
1434/QĐ-NHNN
 26/6/2008
15
1326/QĐ-NHNN
10/6/2008
13
1316/QĐ-NHNN
10/6/2008
1/9/2008

14
1906/QĐ-NHNN
 29/8/2008
15
1326/QĐ-NHNN
10/6/2008
13
1316/QĐ-NHNN
10/6/2008
1/10/2008

14
2131/QĐ-NHNN
 25/9/2008
15
1326/QĐ-NHNN
10/6/2008
13
1316/QĐ-NHNN
10/6/2008
10/21/2008

13
3216/QĐ-NHNN
20/10/2008
14
2318/QĐ-NHNN
20/10/2008
12
2318/QĐ-NHNN
20/10/2008
11/5/2008

12
2559/QĐ-NHNN
03/11/2008
13
2561/QĐ-NHNN
03/11/2008
11
2561/QĐ-NHNN
03/11/2008
21/11/2008

11
2809/QĐ-NHNN
20/11/2008
12
2810/QĐ-NHNN
20/11/2008
10
2810/QĐ-NHNN
20/11/2008
5/12/2008

10
2948/QĐ-NHNN
03/12/2008
11
2949/QĐ-NHNN
03/12/2008
9
2949/QĐ-NHNN
03/12/2008
22/12/2008

8.5
3161/QĐ-NHNN
19/12/2008
9.5
3159/QĐ-NHNN
19/12/2008
7.5
3159/QĐ-NHNN
19/12/2008
1/2/2009

7
172/QĐ-NHNN
23/01/2009
8
173/QĐ-NHNN
23/01/2009
6
173/QĐ-NHNN
23/01/2009
1/3/2009

7
378/QĐ-NHNN
24/02/2009




  •  Về thẩm quyền giải quyết:
-     TAND cấp huyện giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh và nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng theo quy định tại khoản 3 Điều 25 của BLTTDS.
-     Tòa kinh tế TAND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh, có mục đích lợi nhuận.
-     Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, trong bản án, quyết định của Toà án phải tuyên rõ tổng số nợ của cá nhân, tổ chức phải trả cho tổ chức tín dụng là bao nhiêu, trong đó nợ gốc phải trả là bao nhiêu, lãi tính đến ngày xét xử là bao nhiêu. Kể từ ngày tiếp theo ngày Tòa án xét xử, bên phải thi hành án còn phải chịu lãi suất nợ quá hạn (cần xác định cụ thể, căn cứ vào mức lãi các bên thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nhân với 150%) trên số nợ gốc cho đến khi trả hết nợ gốc.
-     Cần xử lý tài sản trong giao dịch bảo đảm (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký quỹ…) theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, BLDS và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, trong trường hợp bên phải thi hành án không trả được nợ cho tổ chức tín dụng.
6.2.4. Giải quyết tranh chấp về mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác
VBQPPL:
BLTTDS
Luật CK
Luật CCCCN
Luật TM
Luật NHNN
Luật CTCTD
Luật DN
Nghị định số 52/2006/NĐ-CP
Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành (khoản 2 Điều 6 Luật CK).
  • Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó (khoản 1 Điều 85 Luật DN).
  • Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành (khoản 3 Điều 6 Luật CK).
  • Trái phiếu doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là trái phiếu) là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu (Điều 2 Nghị định số 52/2006/NĐ-CP).
  • Cổ phần, trái phiếu của công ty cổ phần có thể được mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty và phải được thanh toán đủ một lần (Điều 89 Luật DN 2005).
  • Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.
  • Giấy tờ có giá bao gồm:
-     Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. Hối phiếu đòi nợ có các nội dung theo quy định Điều 16 Luật CCCCN.
-     Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng; hối phiếu nhận nợ có các nội dung theo quy định Điều 53 Luật CCCCN.
-     Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng. Séc có các nội dung theo quy định tại Điều 58 Luật CCCCN.
-     Các công cụ chuyển nhượng khác.
  • Hoạt động chào bán chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán chịu sự điều chỉnh của Luật CK.
  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam phải tuân thủ Luật CK.
  • Nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán:
-     Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cá nhân;
-     Công bằng, công khai, minh bạch;
-     Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;
-     Tự chịu trách nhiệm về rủi ro và tuân thủ quy định của pháp luật (Điều 4 Luật CK).
  • Thời hiệu khởi kiện đối với giấy tờ có giá (công cụ chuyển nhượng) như sau:
-     Người thụ hưởng có quyền khởi kiện người ký phát, người phát hành, người bảo lãnh, người chuyển nhượng, người chấp nhận yêu cầu thanh toán số tiền được thanh toán trong thời hạn 3 (ba) năm, kể từ ngày công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán (khoản 1 Điều 78 Luật CCCCN);
-     Người có liên quan bị khởi kiện có quyền khởi kiện người ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng trước mình, người bảo lãnh, người chấp nhận về số tiền được thanh toán trong thời hạn 2 (hai) năm, kể từ ngày người có liên quan này hoàn thành nghĩa vụ thanh toán công cụ chuyển nhượng (khoản 2 Điều 78 Luật CCCCN)
  • Thời hiệu khởi kiện về việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu là 2 (hai) năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm (Điều 159 BLTTDS).
  • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác thuộc Tòa kinh tế TAND cấp tỉnh (điểm l khoản 1 Điều 29điểm a khoản 1 Điều 34 BLTTDS).
  • Khi giải quyết tranh chấp về mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác, Thẩm phán cần lưu ý việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác có thể được tiến hành giữa cá nhân với cá nhân không có đăng ký kinh doanh và tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa kinh tế TAND cấp tỉnh.
6.2.5. Giải quyết tranh chấp về bảo hiểm
VBQPPL:
BLTTDS
BLDS 2005
BLHHVN
Luật TM
Luật KDBH
Nghị định số 43/2001/NĐ-CP
Nghị định số 45/2007/NĐ-CP
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
  • Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
  • Các loại hợp đồng bảo hiểm:
-     Hợp đồng bảo hiểm con người;
-     Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
-     Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
  • Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định từ Điều 224 đến Điều 257 của BLHHVN. Đối với những vấn đề mà BLHHVN không quy định thì áp dụng Luật KDBH.
  • Hợp đồng bảo hiểm phải lập thành văn bản và có những nội dung quy định tại Điều 13 Luật KDBH.
  • Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.
  • Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.
  • Hợp đồng bảo hiểm được giao kết giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với doanh nghiệp bảo hiểm không được phép hoạt động tại Việt Nam bị coi là vô hiệu (khoản 2 Điều 3 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP).
  • Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là 3 (ba) năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp (Điều 30 Luật KDBH).
  • Thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải là 2 (hai) năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 257 BLHHVN).
  • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm:
-     TAND cấp huyện giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ ký giữa tổ chức bảo hiểm với cá nhân, tổ chức không nhằm mục đích sinh lợi quy định tại khoản 3 Điều 25 BLTTDS. Ví dụ: bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người; cá nhân mua bảo hiểm xe cơ giới, v.v.
-     TAND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ ký giữa tổ chức bảo hiểm với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và nhằm mục đích lợi nhuận.
6.2.6. Giải quyết tranh chấp về xây dựng
VBQPPL:
BLTTDS
Luật XD
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP
Nghị định số 71/2005/NĐ-CP
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP
Nghị định số 49/2008/NĐ-CP
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình (Điều 3 Luật XD).
  • Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
-     Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh;
-     Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng; bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường;
-     Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật;
-     Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng.
  • Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình (Điều 3 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP).
  • Người quyết định đầu tư hoặc người uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư.
  • Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.
  • Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tạiĐiều 19Điều 20 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
  • Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP. Trường hợp chủ đầu tư không có tổ chức tư vấn giám sát đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.
  • Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện giám sát tác giả theo quy định tại Điều 22 của NĐ 209/2004/NĐ-CP.
  • Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng:
-     Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng. Đối với những công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng phải nghiệm thu lại. Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu;
-     Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng.
  • Thời hạn bảo hành được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đã hoàn thành để đưa vào sử dụng và được quy định như sau:
-     Không ít hơn 24 tháng đối với mọi loại công trình cấp đặc biệt, cấp I;
-     Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình còn lại (khoản 1 Điều 29 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP).
  • Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của chủ đầu tư theo các mức sau:
-     3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng thuộc loại công trình cấp đặc biệt, cấp I;
-     5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng còn lại (khoản 2 Điều 29 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP)
  • Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.
  • Trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng được thục hiện theo Điều 30 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
  • Khi có sự cố công trình xây dựng, chủ đầu tư phải báo cáo sự cố công trình theo quy định tại Điều 35 Điều 36 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
  • Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng. Đối với công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước,mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Nguồn tiền thưởng được trích từ phần lợi nhuận do việc sớm đưa công trình bảo đảm chất lượng vào sử dụng, khai thác hoặc từ việc tiết kiệm hợp lý các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng (Điều 110 Luật XD).
  • Thời hiệu khởi kiện về xây dựng là 2 (hai) năm, kể từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm (Điều 159 BLTTDS).
  • Tranh chấp về hợp đồng xây dựng thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 29, điểm b khoản 1 Điều 33 BLTTDS.
6.2.7. Giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty
VBQPPL:
BLTTDS
Luật DN 2005
Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP
Nghị định số 88/2006/NĐ-CP
Nghị định số 139/2007/NĐ-CP
 Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân.
  • Thành viên sáng lập là người góp vốn, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
  • Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại các điều 41, 42,4344 Luật DN.
  • Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp, không thanh toán được phần vốn góp được mua lại hoặc không thỏa thuận được về giá mua lại phần vốn góp như quy định tại Điều 43 của Luật DN thì thành viên yêu cầu công ty mua lại có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác. Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng không bắt buộc phải thực hiện theo quy định tại Điều 44 của Luật DN (khoản 3 Điều 12 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP).
  • Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43,4445 của Luật DN.
  • Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty là các tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thường phần vốn góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổ phần; về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty; về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty (điểm a tiểu mục 3.5 mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP).
  • Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp giữa các thành viên của công ty về việc trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên; về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty; về việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể, về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty (điểm b tiểu mục 3.5 mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP).
  • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty thuộc Tòa kinh tế TAND cấp tỉnh (khoản 3 Điều 29điểm a khoản 1 Điều 34 BLTTDS).
  • Khi giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty, Thẩm phán cần thu thập và kiểm tra các tài liệu sau: Sổ đăng ký thành viên, Giấy chứng nhận phần vốn góp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn được sự đồng ý của các thành viên công ty (nếu liên quan đến việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên cho người khác), Điều lệ Công ty, v.v. để đối chiếu với các quy định của Luật DN Nghị định số 139/2007/NĐ-CP Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.
6.3. Giải quyết việc kinh doanh, thương mại

6.3.1. Hủy quyết định Trọng tài thương mại
VBQPPL:
BLTTDS (Điều 30, Điều 34, khoản 3 Điều 55, Điều 340 và Điều 341);
Pháp lệnh TTTM
Nghị định số 25/2004/NĐ-CP
Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP (điểm 5)
Thông tư số 01/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Quyền yêu cầu huỷ quyết định trọng tài: Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định trọng tài, để yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì có sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài.
  • Đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài phải có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 51 Pháp lệnh TTTM. Kèm theo đơn phải có các giấy tờ sau đây:
-     Bản chính hoặc bản sao quyết định trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
-     Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
  • Thoả thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Thoả thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thoả thuận trọng tài bằng văn bản (Điều 9 Pháp lệnh TTTM).
  • Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong những trường hợp quy định tại Điều 10 Pháp lệnh TTTM.
  • Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài.
  • Sau khi nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh TTTM, Toà án thông báo ngay cho bên yêu cầu phải nộp lệ phí là 300.000 đồng (Pháp lệnh APLPTA 2009).
  • Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, Toà án phải thông báo cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài do các bên thành lập, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp.
  • Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án, Trung tâm trọng tài phải chuyển hồ sơ cho Toà án.
  • Toà án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, trước ngày mở phiên toà.
  • Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một HĐXX gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ toạ và phải mở phiên toà để xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài.
  • Phiên toà được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên (nếu có), Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên tòa mà không được HĐXX đồng ý thì HĐXX vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài.
  • Khi xét đơn yêu cầu, HĐXX không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra giấy tờ theo quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh TTTM, đối chiếu quyết định trọng tài với những quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh TTTM để ra quyết định.
  • Căn cứ để huỷ quyết định trọng tài:
-     Không có thoả thuận trọng tài;
-     Thoả thuận trọng tài vô hiệu theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh TTTM;
-     Thành phần Hội đồng trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên theo quy định của Pháp lệnh TTTM;
-     Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trong trường hợp quyết định trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì phần quyết định này bị huỷ;
-     Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của Trọng tài viên quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh TTTM;
-     Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 54 Pháp lệnh TTTM).
  • Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định các bên có quyền kháng cáo. Đối với bên không có mặt tại phiên toà sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bản sao quyết định được giao cho bên vắng mặt.
  • Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của Toà án. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 (mười lăm) ngày, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định.
  • Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị hoặc nhận đơn kháng cáo và người kháng cáo đã nộp lệ phí kháng cáo, Toà án đã ra quyết định phải chuyển hồ sơ lên Toà án nhân dân tối cao.
6.3.2. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài
VBQPPL:
BLTTDS (Điều 30, Điều 34, khoản 1 Điều 55; từ Điều 342 đến Điều 349; từ Điều 364 đến Điều 374)
Pháp lệnh TTTM (Điều 10);
Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP
Công ước New York về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Quyết định của Trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài nước ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại.
  • Nguyên tắc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài: Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trong trường hợp quyết định được tuyên tại nước hoặc của Trọng tài của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này.
  • Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài: Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài, nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu.
  • Quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như quyết định của Toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự.
  • Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày ra quyết định, Toà án Việt Nam thông qua Bộ Tư pháp thông báo kết quả xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã gửi đơn yêu cầu và cá nhân, cơ quan tổ chức khác có liên quan đến quyết định đó của Toà án Việt Nam.
  • Nhà nước Việt Nam bảo đảm việc chuyển tiền, tài sản thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành từ Việt Nam ra nước ngoài.
  • Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài phải được gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam và phải có các nội dung chính quy định tại Điều 364 BLTTDS. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Điều 365 BLTTDS.
  • Trong thời hạn 7 (bảy) ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 Điều 35 của BLTTDS.
  • Trong trường hợp Bộ Tư pháp đã chuyển hồ sơ cho Toà án mà sau đó lại nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho biết đang xem xét hoặc đã huỷ bỏ, đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài thì Bộ Tư pháp thông báo ngay bằng văn bản cho Toà án biết.
  • Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến, Toà án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành và Viện kiểm sát cùng cấp biết.
  • Chuẩn bị xét đơn yêu cầu: Trong thời hạn 2 (hai) tháng kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà Toà án ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 368 của BLTTDS.
  • Toà án phải mở phiên họp xét đơn trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Toà án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 10 (mười) ngày, trước ngày mở phiên họp; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
  • Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó một Thẩm phán làm chủ toạ theo sự phân công của Chánh án Toà án.
  • Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.
  • Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên họp. Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành, nếu người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt họ hoặc đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
  • Hội đồng không xét xử lại vụ tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu quyết định của Trọng tài nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo với các quy định của BLTTDS, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan để ra quyết định.
  • Quyết định của Trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trong các trường hợp quy định tại Điều 370 của BLTTDS.
  • Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định quy định tại Điều 368Điều 369 của BLTTDS, đương sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định đó; trường hợp đương sự không có mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được quyết định đó. Đơn kháng cáo phải nêu rõ lý do và yêu cầu kháng cáo.
  • Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của Toà án quy định tạiĐiều 368Điều 369 của BLTTDS. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 (mười lăm) ngày, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định.
  • Huỷ quyết định công nhận và cho thi hành:
-     Trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đang xem xét việc huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có quyết định thi hành tại Việt Nam thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài và gửi quyết định đó cho Toà án đã ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài.
-     Ngay sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, Toà án Việt Nam đã ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài ra quyết định huỷ bỏ quyết định đó và gửi quyết định này cho Cơ quan thi hành án.
-     Ngay sau khi nhận được quyết định của Toà án, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài.
7. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
7.1. Những yêu cầu chung về áp dụng pháp luật
Hệ thống pháp luật quốc gia:
BLDS(Phần thứ sáu)
Luật SHTT
Nghị định số 57/2005/NĐ-CP
Nghị định số 56/2006/NĐ-CP
Nghị định số 100/2006/NĐ-CP
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP
Nghị định số 104/2006/NĐ-CP
Nghị định số 105/2006/NĐ-CP
Nghị định số 106/2006/NĐ-CP
Nghị định số 172/2007/ND-CP
Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP
Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN
Nghị định số 88/2006/NĐ-CP
Quyết đính số 56/2007/QD-BNN
Hệ thống điều ước quốc tế:
Công ước Paris
Hiệp ước PCT
Nghị định thư Madrid
Hiệp định TRIPS
Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thụy Sĩ
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ là lĩnh vực rất phức tạp đòi hỏi Thẩm phán không những phải nắm được đầy đủ hệ thống pháp luật quốc gia mà còn phải nắm được các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
7.2. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
7.2.1. Các loại tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
VBQPPL:
BLTTDS (khoản 4 điều 25 và khoản 2 Điều 29)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Cần xác định đúng các loại tranh chấp về sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND, cụ thể là:
  • Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 BLTTDS) là những tranh chấp về dân sự (khoản 4 Điều 25 BLTTDS).
  • Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận là những tranh chấp về kinh doanh thương mại (khoản 2 Điều 29 BLTTDS).
7.2.2. Thẩm quyền của Tòa án các cấp
VBQPPL:
BLTTDS (Điều 33 và Điều 34)
Nghị quyết số 32/2004/QH11 (mục 3)
 Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Xác định thẩm quyền của TAND cấp huyện: Tòa án cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm các loại việc tranh chấp dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 4 Điều 25 BLTTDS, trừ những việc có đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp ra ngước ngoài.
  • Xác định thẩm quyền của TAND cấp tỉnh:
-     TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ còn lại (không thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện);
-     TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện, mà TAND cấp tỉnh xét thấy cần thiết lấy lên để giải quyết;
-     TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài.

7.2.3. Phân biệt các loại vụ án
VBQPPL:
BLTTDS
Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP (điểm d tiểu mục 1.1 mục 1 phần I)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Cần phân biệt vụ án đang thụ lý là vụ án tranh chấp về dân sự hay vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại để áp dụng đúng những quy định của pháp luật về tố tụng cho từng loại việc như thời hạn giải quyết, thời hiệu khởi kiện, v.v. Cần chú ý quy định về việc không thay đổi Tòa án giải quyết (Tòa án đã thụ lý vụ án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án đó mặc dù sau khi thụ lý phát hiện vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án chuyên trách khác).
  • Lưu ý: Phân biệt vụ án dân sự với vụ án hành chính:
-     Có những khởi kiện từ chính người có quyền về sở hữu trí tuệ nhưng không phải là khởi kiện dân sự mà là khiếu kiện hành chính như: khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp; việc cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả; việc phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ; việc thu giữ tang vật, phương tiện liên quan đến việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...
-     Khi đối tượng bị kiện là hành vi hành chính, quyết định hành chính thì đó là vụ án hành chính. Cần phân biệt với trường hợp cơ quan hành chính cũng đã giải quyết nhưng đương sự không đồng ý và được quyền yêu cầu giải quyết theo trình tự dân sự, như trường hợp xác định mức bồi thường thiệt hại.
7.3. Giải quyết vụ án tranh chấp về quyền tác giả
7.3.1 Quyền khởi kiện vụ án về quyền tác giả, quyền liên quan
VBQPPL:
BLTTDS
Nghị định số 100/2006/NĐ-CP
Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP
7.3.2 Đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
VBQPPL:
BLDS 2005 (các điều từ Điều 736 đến Điều 749 )
Luật SHTT
Nghị định số 100/2006/NĐ-CP
Nghị định số 105/2006/NĐ-CP
Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKHCN-BTP
Công việc chính và kỹ năng thực hiện: 
  • Đối tượng quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả:
-     Đối tượng quyền tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kỳ phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào.

-     Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) bao gồm cuộc biểu diễn của người biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; cuộc phát sóng của các tổ chức phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. 
  • Sau đây là những điều kiện khởi kiện vụ án về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả:
-     Quyền tác giả, quyền liên quan đã phát sinh theo các quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 của Luật SHTT
-     Có tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan. (Khi đương sự khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan và lợi ích hợp pháp của họ, thì Toà án phải xem xét mà không phân biệt việc họ đã có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan hay chưa, họ đã nộp đơn hay chưa nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan).
-     Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan vẫn còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. (Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 739 của BLDS 2005, tại Điều 27 và Điều 34 của Luật SHTT và tại Điều 26 của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP).
  • Lưu ý: Nếu quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định nêu trên (trừ các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của LSHTT đã hết thời hạn bảo hộ, thì Toà án không thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết tranh chấp về các quyền đó, trừ trường hợp pháp luật không quy định thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả.
7.3.3 Yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
  • Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
-     Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;
-     Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;
-     Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả;
-     Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;
-     Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.
  • Yếu tố xâm phạm quyền liên quan có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
-     Bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn được tạo ra một cách trái phép;
-     Bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, bản sao bản ghi âm, ghi hình, bản sao chương trình phát sóng được tạo ra một cách trái phép;
-     Một phần hoặc toàn bộ cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng bị sao chép, trích ghép trái phép; một phần hoặc toàn bộ chương trình phát sóng bị thu, giải mã và phân phối trái phép;
-     Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền liên quan bị vô hiệu hoá trái phép; bản định hình cuộc biểu diễn bị dỡ bỏ hoặc bị thay đổi một cách trái phép thông tin về quản lý quyền liên quan.
  • Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả là phạm vi bảo hộ quyền tác giả được xác định theo hình thức thể hiện bản gốc tác phẩm; được xác định theo nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm gốc trong trường hợp xác định yếu tố xâm phạm đối với tác phẩm phái sinh.
  • Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền liên quan là phạm vi bảo hộ quyền liên quan đã được xác định theo hình thức thể hiện bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
  • Để xác định một bản sao hoặc tác phẩm (hoặc bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng) có phải là yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hay không, cần so sánh bản sao hoặc tác phẩm đó với bản gốc tác phẩm (bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng) hoặc tác phẩm gốc.
  • Bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng bị coi là có yếu tố xâm phạm trong các trường hợp sau đây:
-     Bản sao là bản sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đang được bảo hộ của người khác;
-     Tác phẩm (phần tác phẩm) là một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đang được bảo hộ của người khác;
-     Tác phẩm, phần tác phẩm có nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm đang được bảo hộ của người khác.
7.3.4 Đánh giá chứng cứ trong việc giải quyết các vụ án về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả:
  • Tuỳ theo quan hệ pháp luật và đối tượng tranh chấp trong từng vụ án cụ thể mà Thẩm phán cần nghiên cứu, xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ do đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án. Thẩm phán có quyền yêu cầu bổ sung hoặc tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ có liên quan trong việc giải quyết vụ án.
Ví dụ: Vụ án tranh chấp quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học cần xem xét nguồn gốc, cơ sở hình thành tác phẩm; tác phẩm được hình thành trong trường hợp nào, hoàn cảnh nào, lý do sáng tạo, do ai sáng tạo, có việc sao chép, sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc… tác phẩm hay không, hoặc có việc xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm đó hay không. 
  • Việc đánh giá chứng cứ phải căn cứ trên nguyên tắc có hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không (Điều 28 Luật SHTT). Cụ thể, có hay không có việc:
-     Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
-     Mạo danh tác giả;
-     Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;
-     Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó;
-     Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
-     Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân hoặc sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
-     Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
-     Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao quyền lợi vật chất khác theo qui định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Luật SHTT;
-     Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
-     Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
-     Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
-     Cố ý huỷ bỏ làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
-     Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm;
-     Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
-     Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo;
-     Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Lưu ý: Trong từng vấn đề cụ thể nêu trên cần có định hướng để có biện pháp thu thập chứng cứ làm cơ sở cho việc đánh giá chứng cứ.
  • Theo quy định của pháp luật thì căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký (khoản 1 Điều 6 Luật SHTT). 
  • Tuy nhiên, việc đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký vẫn liên quan đến việc phát sinh, xác lập quyền sở hữu nên việc thu thập chứng cứ và đánh giá chứng cứ đối với các vụ án tranh chấp quyền tác giả là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Thông thường, trong những trường hợp này các bên đương sự đều nêu ra những chứng cứ để chứng minh bảo vệ quyền lợi của họ. Do đó, việc xem xét và đánh giá chứng cứ để xác định ai là chủ sở hữu phải kết hợp từ nhiều tài liệu và từ nhiều nguồn chứng cứ có liên quan như bản thảo, bản nháp, hoàn cảnh và sự kiện cụ thể tác phẩm được hình thành.
  • Lưu ý:
-     Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép; không phải trả tiền nhuận bút, thù lao (Điều 25 Luật SHTT);
-     Giám định về sở hữu trí tuệ (Điều 201 Luật SHTT);
-     Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm (Điều 204 Luật SHTT);
-     Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm (Điều 205 Luật SHTT).

7.4. Giải quyết vụ án về quyền sở hữu công nghiệp
VBQPPL:
BLDS 2005 (các điều từ Điều 750 đến Điều 753)
Luật SHTT
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP
Nghị định số 105/2006/NĐ-CP
Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP
Thỏa ước Madrid
Nghị định thư Madrid

7.4.1. Quyền khởi kiện vụ án dân sự về quyền sở hữu công nghiệp
  • Những người sau đây có quyền khởi kiện:
-     Tác giả, đồng tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
-     Chủ văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
-     Chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng ký quốc tế nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam, chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng;
-      Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại;
-     Cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng hợp pháp chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho cá nhân, tổ chức được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý;
-     Tổ chức, cá nhân có đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
-     Người thừa kế hợp pháp của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; hoặc người thừa kế hợp pháp, người kế thừa quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp;
-     Cá nhân, tổ chức được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp;
-     Cá nhân, tổ chức được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp;
-     Cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
-     Các chủ thể quyền khác theo quy định của pháp luật.
  • Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

7.4.2. Điều kiện khởi kiện vụ án về quyền sở hữu công nghiệp
  • Quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập theo các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật SHTTĐiều 6 của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP.
  • Phải xác định cụ thể tranh chấp liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp nào (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, v.v.) để xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng đó. Vì không phải trong mọi trường hợp căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với mọi đối tượng sở hữu công nghiệp đều như nhau, có trường hợp phải qua thủ tục đăng ký, có trường hợp không phải qua thủ tục đăng ký. Ví dụ: quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu này được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó và các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật SHTT mà không cần thủ tục đăng ký.
  • Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng sở hữu công nghiệp và cần thiết phải xác định quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập hợp pháp hay chưa, thì cần phân biệt như sau:
-     Phải căn cứ vào văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) quyết định cấp cho người nộp đơn đăng ký đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) và chỉ dẫn địa lý. Đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid, thì căn cứ vào công nhận của cơ quan quản lý nhà nước đối với đăng ký quốc tế đó.
-     Phải căn cứ vào các điều kiện bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, quy định tại các mục 4, 57 Chương VII của Luật SHTT.
-     Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp vẫn còn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Đối với quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập cho các đối tượng sở hữu công nghiệp là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý phải căn cứ vào văn bằng bảo hộ được cấp cho từng loại đối tượng sở hữu công nghiệp để xác định phạm vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ đó.
  • Ví dụ: Để xác định phạm vi bảo hộ sáng chế, phải căn cứ vào Bằng độc quyền sáng chế do Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp.
  • Đối với quyền sở hữu công nghiệp được xác lập cho các đối tượng là tên thương mại, bí mật kinh doanh, thì phạm vi quyền được xác định theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 16 của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP.
  • Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được xác định căn cứ vào thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ quy định tại Điều 93 của Luật SHTT. Trong trường hợp hiệu lực của văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hoặc bị huỷ bỏ hiệu lực, thì quyền sở hữu công nghiệp cũng chấm dứt.
Nếu hết thời hạn bảo hộ hoặc văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bị chấm dứt hoặc bị huỷ bỏ hiệu lực, thì các quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp không còn được Nhà nước và pháp luật bảo hộ. Toà án không thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết nếu hành vi xâm phạm xảy ra vào thời điểm văn bằng bảo hộ không còn hiệu lực hoặc đối tượng quyền sở hữu công nghiệp không còn trong thời hạn được bảo hộ.
7.4.3. Đánh giá chứng cứ trong việc giải quyết các vụ án về quyền sở hữu công nghiệp
  • Đối với quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thì điều kiện để được bảo hộ là những quyền sở hữu công nghiệp này phải đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ.
         -     Văn bằng bảo hộ gồm:
             +    Bằng độc quyền sáng chế; 
             +    Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;                                      
             +    Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; 
             +    Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; 
             +    Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. 
  • Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra đối với một trong các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp nói trên, thì Thẩm phán giải quyết vụ án phải:
        -     Xác định hướng thu thập chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp; 
        -     Đánh giá chứng cứ dựa trên nguyên tắc xem xét xem có hành vi xâm phạm hay không.
  • Trong các vụ án tranh chấp quyền về nhãn hiệu hàng hóa thì Thẩm phán cần phải xem xét, phân tích và so sánh những vấn đề sau đây: 
        -     Dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác cùng loại; 
        -     Từ ngữ, hình ảnh, màu sắc hoặc sự kết hợp nhiều màu sắc, tạo nên nhãn hiệu hàng hóa; và 
        -     Dấu hiệu (chữ cái, chữ số, hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu, v.v.) gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, có trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ hay không.
  • Đối với tranh chấp kiểu dáng công nghiệp thì Thẩm phán cần phải xem xét, phân tích, so sánh:
        -     Những dấu hiệu và tất cả các đặc điểm tạo kiểu dáng thuộc phạm vi bảo hộ với các dấu hiệu, đặc điểm của sản phẩm bị nghi ngờ vi phạm; 
        -     Sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm bị nghi ngờ vi phạm có gần giống hoặc có khác biệt cơ bản với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ hay không.
  • Khi xem xét đánh giá chứng cứ đối với những tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp, Thẩm phán cần phải xem xét, đánh giá trực tiếp sản phẩm cụ thể, đồng thời so sánh sản phẩm đó với văn bằng bảo hộ được cấp. Thẩm phán phải chú ý xem xét độc lập, không chỉ dựa vào hình ảnh mà đương sự giao nộp.
  • Giá trị chứng minh của chứng cứ thể hiện ở chỗ, dựa vào chứng cứ đó, Thẩm phán có thể xác định được có hay không những tình tiết chứng minh cho yêu cầu của đương sự. Những sự kiện, tình tiết không có giá trị chứng minh sẽ bị loại bỏ trong quá trình đánh giá chứng cứ.
Ví dụ: Đối với kiểu dáng của một sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ, nếu người bị cho là xâm phạm đưa ra tài liệu để chứng minh rằng người đó đã sử dụng ý tưởng từ các tài liệu, hình ảnh khác tạo ra kiểu dáng cho sản phẩm của họ, thì tài liệu sẽ bị loại bỏ trong quá trình đánh giá chứng cứ.
  • Khi đánh giá chứng cứ, Thẩm phán phải đánh giá từng chứng cứ, để xem xét kết luận về mức độ chính xác và giá trị chứng minh của từng chứng cứ.
  • Một tài liệu chỉ có giá trị xác định sự thật khi nó phù hợp với các tình tiết của vụ án và với thực tế khách quan.
  • Lưu ý: Trong những vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, ngoài việc có tranh chấp về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đương sự còn có yêu cầu bồi thường thiệt hại, Thẩm phán phải xem xét đánh giá chứng cứ về yêu cầu bồi thường theo các quy định của pháp luật như:
-     Giám định về sở hữu trí tuệ (Điều 201 Luật SHTT
-     Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm (Điều 204 Luật SHTT);
-     Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm (Điều 205 Luật SHTT).
  • Khi giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu hàng hóa cần chú ý đến tiêu chí "tương tự tới mức gây nhầm lẫn". Đây là tiêu chí không chỉ dùng cho các cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mà còn là tiêu chí xác định đã có sự vi phạm khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

7.4.4. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Các hành vi bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định cụ thể tại Điều 130 Luật SHTT.

7.5. Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết vụ án về quyền đối với giống cây trồng
VBQPPL
BLDS 2005 (Điều 750, Điều 752 và Điều 753)
Luật SHTT
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Đối tượng của quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
  • Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng:
-     Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP.
  • Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng:
-     Bản mô tả giống cây trồng được cơ quan bảo hộ giống cây trồng xác nhận;
-     Bằng bảo hộ giống cây trồng.

7.6. Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
VBQPPL
BLDS 2005
Luật SHTT
Nghị định số 105/2006/NĐ-CP
Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKN&CN-BTP
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 204 của Luật SHTT là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
  • Được coi là có tổn thất thực tế nếu có đủ các căn cứ sau đây:
-     Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại;
-     Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích nói trên;
-     Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó.
  • Mức độ thiệt hại được xác định theo yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thẩm phán:
-     Phải xác định mức độ thiệt hại dựa trên chứng cứ về thiệt hại do các bên cung cấp, gồm cả kết quả trưng cầu giám định và bản kê khai thiệt hại; và
-     Làm rõ các căn cứ để xác định và tính toán mức thiệt hại.
  • Tổn thất về tài sản:
-     Tổn thất về tài sản được xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất về giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ.
-     Giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây:
+    Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
+    Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu trí tuệ;
+    Giá trị quyền sở hữu trí tuệ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp;
+    Giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các chi phí tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác.
  • Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận:
-     Thu nhập, lợi nhuận quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật SHTT bao gồm:
+    Thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
+    Thu nhập, lợi nhuận thu được do cho thuê đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
+    Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
-    Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây:
+    So sánh trực tiếp mức thu nhập, lợi nhuận thực tế trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm, tương ứng với từng loại thu nhập;
+    So sánh sản lượng, số lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế tiêu thụ hoặc cung ứng trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm;
+    So sánh giá bán thực tế trên thị trường của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm.
  • Tổn thất về cơ hội kinh doanh:
-     Cơ hội kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật SHTT bao gồm:
+    Khả năng thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh;
+    Khả năng thực tế cho người khác thuê đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
+    Khả năng thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển nhượng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cho người khác;
+    Cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra.
-     Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm gây ra.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại:
-     Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật SHTT gồm chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hoá xâm phạm, chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời, chi phí hợp lý để thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí cho việc thông báo, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến hành vi xâm phạm.
  • Thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư:
-     Trong tố tụng dân sự, theo quy định tại khoản 3 Điều 144 của BLTTDS, chi phí cho luật sư do người yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thoả thuận khác.
-     Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 205 của Luật SHTT, thì chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.

-     Chi phí hợp lý để thuê luật sư là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc; kỹ năng, trình độ của luật sư và lượng thời gian cần thiết để nghiên cứu vụ việc. Mức chi phí bao gồm mức thù lao luật sư và chi phí đi lại, lưu trú cho luật sư. Mức thù lao do luật sư thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ và phương thức tính thù lao quy định tại Điều 55 của Luật LS.
  • Lưu ý: Hiệu lực áp dụng:
-     Đối với những vụ án về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ phát sinh trước ngày 01-01-2006 (ngày BLDS 2005 có hiệu lực), thì áp dụng quy định của BLDS 1995, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng quy định của BLDS 1995 về sở hữu trí tuệ để giải quyết.
-     Đối với những vụ án về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ ngày 01-01-2006 đến trước ngày 01-7-2006 (ngày Luật SHTT có hiệu lực), thì áp dụng quy định của BLDS 2005, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng quy định của BLDS 2005 về sở hữu trí tuệ để giải quyết.


7.7. Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết vụ án về chuyển giao công nghệ
VBQPPL
BLDS 2005 ( các điều từ Điều 754 đến Điều 757)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Chuyển giao công nghệ là chuyển giao một đối tượng, một tài sản đặc biệt, trong đó có các đối tượng sở hữu công nghiệp, kèm theo còn có thể là máy móc thiết bị, các dịch vụ kỹ thuật, đào tạo nhân viên kỹ thuật, cung cấp thông tin về công nghệ chuyển giao. Chuyển giao công nghệ cũng chính là chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và các yếu tố liên quan kèm theo bảo đảm cho quyền sở hữu công nghiệp ấy là một công nghệ mới.
  • Hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng nói chung. Ngoài ra, hợp đồng chuyển giao công nghệ còn có những đặc điểm riêng:
-     Hợp đồng chuyển giao công nghệ đều phải được đăng ký ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, điều kiện về hình thức của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có khác với những hợp đồng thông thường khác;
-     Nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ còn bao gồm cả những thỏa thuận về: phạm vi, mức độ giữ bí mật công nghệ; cam kết về đào tạo liên quan đến công nghệ được chuyển giao; nghĩa vụ về hợp tác và thông tin của các bên, v.v.
  • Tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể là với bên thứ ba. Trong trường hợp đó, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp phải tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được chuyển quyền.
  • Một đặc điểm đáng lưu ý là bên được chuyển giao công nghệ có quyền phát triển công nghệ được chuyển giao mà không phải thông báo cho bên chuyển giao công nghệ biết.
  • Với mỗi loại quyền sở hữu công nghiệp được chuyển giao lại có những quy định riêng. Do vậy, Thẩm phán cần chú ý đến những quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng cụ thể.
8. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

8.1. Tranh chấp lao động cá nhân

8.1.1. Thụ lý vụ án
Sau khi nhận đơn khởi kiện Thẩm phán cần phải tiến hành những công việc sau đây:
  • Kiểm tra quyền khởi kiện;
  • Xem xét về thời hiệu;
  • Xem xét về thẩm quyền;
  • Xem xét vụ tranh chấp có thuộc trường hợp phải trả lại đơn kiện hay không;
  • Xem xét về án phí.
8.1.1.1. Kiểm tra quyền khởi kiện
VBQPPL:
BLLĐ (Điều 6)
BLTTDS (các điều 56, 57, 73 và 74 )
BLDS 2005 (từ Điều 148 đến Điều 153)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Nguyên đơn phải là người lao động đã đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động (không bị hạn chế về năng lực hành vi), nếu không phải có đại diện hoặc giám hộ đại diện.
8.1.1.2. Xác định thời hiệu
VBQPPL:
BLLĐ (các khoản 1 và 2 Điều 166, khoản 1 Điều 167)
Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP (mục 2 Phần IV)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện: 
Chú ý xác định thời điểm xảy ra tranh chấp (kể từ ngày mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích bị vi phạm):
  • Thời hiệu là một năm đối với các tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động và tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 BLLĐ;
  • Thời hiệu là ba năm đối với tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động;
Chú ý các tranh chấp trên không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở.
  • Thời hiệu là 06 tháng đối với các tranh chấp còn lại và những tranh chấp này bắt buộc phải qua hoà giải tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 165, Điều 165a BLLĐ.
  • Lưu ý: Trong một quan hệ pháp luật hoặc một giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng (điểm a.6 tiểu mục 2 Phần IV Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP).
 Ví dụ cụ thể
     
         Người lao động làm việc tại công ty từ 01-4-2001 theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Từ năm 2001 đến 30-7-2005, người lao động liên tục làm thêm giờ nhưng chưa được công ty trả tiền làm thêm giờ. Ngày 04-12-2005, người lao động nghỉ việc tại công ty. Ngày 07-01-2006 Công ty thanh toán tiền lương tháng 12/2005 và các chế độ nghỉ việc cho người lao động nhưng không trả tiền làm thêm giờ cho người lao động. Trong đơn khởi kiện ngày 20-02-2006, người lao động yêu cầu công ty thanh toán tiền làm thêm giờ trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến ngày 30-7-2005. Thời hiệu khởi kiện về đòi tiền lương là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm. Ngày 07-01-2006, công ty thanh toán tiền lương tháng 12/2005 cho người lao động nhưng không trả tiền làm thêm giờ cho khoảng thời gian từ năm 2001 đến 30-7-2005. Như vậy, thời điểm được coi là có hành vi xâm phạm cuối cùng là ngày 07-01-2006. Do đó, đơn khởi kiện vẫn nằm trong thời hiệu khởi kiện.

         Cách tính thời hiệu khởi kiện kể từ ngày người lao động khởi kiện (20-02-2006) trở về trước đến hết tháng 8 năm 2005 (06 tháng) để cho rằng yêu cầu của người lao động đòi tiền lương làm thêm giờ từ 01-4-2001 đến 30-7-2005 là đã hết thời hiệu khởi kiện, là không chính xác. 
8.1.1.3. Xác định về thẩm quyền
VBQPPL:
BLLĐ (khoản 2 Điều 165 và Điều 166)
BLTTDS
BLDS 2005
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Đương sự có sự thoả thuận chọn tòa án được ghi trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) (thoả thuận bằng văn bản, không trái pháp luật, các bên cùng thực hiện).
  • Tham khảo thêm tiểu mục 1.1 mục 1 phần A về kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự.
  • Khi nhận đơn khởi kiện, nếu thấy vụ việc nêu trong đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án hoặc đã hết thời hiệu khởi kiện thì trả lại đơn kiện nhưng phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do theo quy định tại khoản 2 Điều 168 BLTTDS
8.1.1.4. Xác định tranh chấp thuộc trường hợp được giải quyết hay trả lại đơn
VBQPPL:
BLLĐ (Điều 164, Điều 165 và Điều 166)
BLTTDS (Điều 168)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện: 
  • Vụ kiện phải qua hoà giải nhưng chưa yêu cầu hoà giải theo quy định (điểm đ khoản 1 Điều 168 BLTTDS - chưa có đủ điều kiện khởi kiện). Trường hợp này, Thẩm phán phải giải thích cho đương sự biết để họ làm thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều 166 BLLĐ.
  • Việc trả lại đơn kiện phải bằng văn bản và ghi rõ lý do.

8.1.1.5. Xem xét về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, nộp án phí
VBQPPL:
BLLĐ (Điều 166)
Pháp lệnh APLPTA
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Thực hiện theo quy định tại Chương IX Phần thứ nhất của BLTTDS.
  • Người lao động được miễn án phí trong tranh chấp đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, vấn đề bồi thường thiệt hại, sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
8.1.2. Chuẩn bị xét xử
Giai đoạn chuẩn bị xét xử có thời hạn là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án và có thể gia hạn không quá 01 tháng đối với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan. Giai đoạn này bao gồm (nhưng không phải là tất cả) những công việc sau đây:
  • Thông báo về việc thụ lý vụ án và những yêu cầu đối với đương sự;
  • Thẩm phán tiến hành các bước xác minh, thu thập lập hồ sơ vụ án;
  • Tiến hành hoà giải;
  • Ra một trong các quyết định;
  • Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trình tự thực hiện các công việc trên tham khảo phần A “Thủ tục giải quyết vụ án dân sự” trong Phần thứ ba của cuốn Sổ tay này.
8.1.3. Một số vấn đề cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
VBQPPL:
BLLĐ (từ Điều 27 đến Điều 43)
Nghị định số 44/2003/NĐ-CP
Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ vụ án cần đi sâu và lưu ý một số vấn đề chung cơ bản sau đây: 
-     Hợp đồng lao động (hợp đồng bằng văn bản hoặc hợp đồng miệng) là một trong những chứng cứ quan trọng cần phải được xem xét đầu tiên khi giải quyết một vụ án tranh chấp lao động;
-     Xem xét nội dung thoả thuận trong hợp đồng lao động (hoặc thoả thuận miệng) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (SDLĐ) (về loại hợp đồng, công việc, địa điểm, lương, bảo hiểm xã hội, điều kiện khác...), với quy định của pháp luật lao động, có trái với thoả ước tập thể hoặc pháp luật lao động hay không. Nếu trái (một phần hoặc toàn bộ) thì tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ (Điều 16 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP);
-     Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn hợp đồng, nếu NLĐ đã làm việc trên 12 tháng với công việc không xác định được thời điểm kết thúc hoặc những công việc có thời hạn trên 36 tháng thì phải coi là hợp đồng không xác định thời hạn; nếu với công việc xác định thời điểm kết thúc trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì coi là HĐLĐ xác định thời hạn.
-     Khi hợp đồng xác định thời hạn đã hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn không quá 36 tháng (khoản 4 Điều 4 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP), sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
-     Nếu NLĐ là người nước ngoài thì phải có giấy phép lao động do Cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp (Nghị định số 34/2008/NĐ-CP).
+    Theo quy định tại Điều 133 BLLĐ thì người nước ngoài làm việc từ đủ 3 (ba) tháng trở lên cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp. Do đó, Toà án cần tuyên bố một hợp đồng lao động vô hiệu (khoản 3 Điều 29, khoản 4 Điều 166 BLLĐ) nếu khi ký kết hợp đồng lao động đó người lao động là người nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động đã hết hạn.
+    Giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng lao động bị tuyên vô hiệu (Điều 16 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP): quyền lợi của người lao động được tính trong khoảng thời gian làm việc thực tế, được xác định bằng cách tính từ ngày người lao động làm việc cho đến khi bị người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tính đến ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Những khoản tiền nào theo thỏa thuận mà người sử dụng lao động chưa trả thì phải trả cho người lao động.

8.1.3.1. Ví dụ 1
Nội dung vụ án:
-     Người lao động nước ngoài ký hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm với người sử dụng lao động theo các hợp đồng sau:
      + Hợp đồng lao động ký ngày 11-3-1999 đến ngày 10-3-2000;
      + Hợp đồng lao động ký ngày 11-3-2000 đến ngày 10-3-2001;
      + Hợp đồng lao động ký ngày 11-3-2001 đến ngày 10-3-2002;
      + Hợp đồng lao động ký ngày 11-3-2002 đến ngày 10-3-2003;
      + Hợp đồng lao động ký ngày 11-3-2003 đến ngày 10-3-2004;
      + Hợp đồng lao động ký ngày 11-3-2004 đến ngày 10-3-2005.
-     Trong thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động nói trên, người lao động nước ngoài chỉ có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp với hợp đồng từ 11-3-2001 đến 10-3-2002.
-     Ngày 27-4-2004, người sử dụng lao động có lệnh điều động công việc đối với người lao động nước ngoài theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, nhưng người lao động nước ngoài không thực hiện lệnh điều động trên và rời khỏi nơi làm việc.
-     Ngày 27-4-2004, người sử dụng lao động họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở và sau đó ra thông báo hủy bỏ hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài. Ngày 03-5-2004, người lao động nước ngoài nhận được thông báo hủy bỏ hợp đồng lao động.
-     Ngày 01-12-2004, người lao động nước ngoài có đơn kiện người sử dụng lao động về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và yêu cầu phải nhận người lao động trở lại làm việc, nếu hợp đồng còn thời hạn và bồi thường tiền lương trong thời gian không được làm việc và trả trợ cấp thôi việc theo Điều 41 và Điều 42 BLLĐ.
-     Căn cứ Điều 133 BLLĐ, Điều 10 Nghị định số 34/2008/NĐ-CP, hợp đồng lao động ký từ ngày 11-3-2004 đến ngày 10-3-2005 là hợp đồng lao động vô hiệu. Do đó, theo các quy định tại Điều 16 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP và pháp luật hiện hành thì người lao động nước ngoài chỉ được hưởng các quyền lợi của người lao động do các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng tính đến ngày người lao động nước ngoài bỏ việc chứ không phải đến khi hết thời hạn hợp đồng.                 
  • Xác định thời điểm xảy ra tranh chấp
-     Để chấm dứt một quan hệ lao động, người sử dụng lao động (NSDLĐ) có thể ra nhiều thông báo hoặc quyết định về việc chấm dứt quan hệ lao động, phải căn cứ vào thông báo hoặc quyết định cuối cùng mà NSDLĐ chấm dứt quan hệ lao động với người lao động, người lao động không được làm việc kể từ ngày cụ thể để xác định thời điểmvì khi người lao động nhận được thông báo hoặc quyết định chính thức họ mới có thể cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm.
8.1.3.2. Ví dụ 2
Nội dung vụ án:
  • Người lao động (NLĐ) làm việc tại công ty theo các hợp đồng lao động có thời hạn. Từ tháng 8-1999 đến tháng 9-1999 người lao động nghỉ phép. Hết phép, khi trở lại làm việc, NLĐ không được bố trí công việc. Tháng 10-1999 công ty ra quyết định đình chỉ công tác đối với NLĐ. Tháng 7-2000, phòng nơi NLĐ làm việc họp xét kiểm điểm và đề nghị chuyển NLĐ về Phòng Tổ chức công ty để xử lý. Tháng 11-2000, công ty có thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ (Thông báo). Tháng 12-2000 NLĐ hai lần có đơn kiến nghị gửi công ty yêu cầu giải quyết quyền lợi. Tháng 7-2001, công ty có Công văn trả lời đơn khiếu nại và yêu cầu NLĐ có mặt tại công ty để giải quyết chế độ nghỉ việc. Tháng 10-2001 NLĐ đến công ty nhưng không nhất trí cách giải quyết của công ty. Tháng 11-2001 công ty ra Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ (Quyết định). Tháng 12-2002 NLĐ với công ty tiếp tục có buổi làm việc với nhau.
  • Trong suốt thời gian từ tháng 4-2002 đến tháng 12-2002 người lao động có nhiều đơn gửi công ty và các cơ quan liên quan, nhưng NLĐ không hề đề cập đến Quyết định mà chỉ đề cập đến Thông báo. Phía công ty cũng không chứng minh được NLĐ đã nhận được Quyết định.
  • Ngày 13-8-2003 (ngày NLĐ đến công ty theo giấy mời của công ty) thì được công ty giao Quyết định.
  • Ngày 17-10-2003 NLĐ khởi kiện Quyết định của công ty.
  • Xem xét thời hiệu: trong khoảng thời gian từ tháng 11-2000 đến tháng 10-2001, NLĐ có nhiều đơn khiếu nại và giữa NLĐ với công ty đã có buổi làm việc với nhau để xem xét giải quyết về những yêu cầu của người lao động. Đến tháng 11-2001 công ty có Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ. Cần phải coi ngày công ty ra Quyết định là thời điểm công ty chính thức chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ. Có thể căn cứ biên bản làm việc tháng 12-2002 để cho rằng, NLĐ tuy chưa nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng cũng đã biết việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. NLĐ cho rằng đến ngày 13-8-2003 mới biết về Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là có cơ sở chấp nhận. Lúc này NLĐ mới có thể biết rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm. Ngày 17-10-2003, khi NLĐ khởi kiện Quyết định vẫn nằm trong thời hiệu khởi kiện. Ngay cả khi chấp nhận rằng trong buổi làm việc tháng 12-2002 người lao động đã biết về việc chấm dứt hợp đồng lao động (tuy chưa được giao quyết định), thì tính từ đó đến ngày NLĐ khởi kiện thì người lao động vẫn khởi kiện trong thời hiệu khởi kiện.
  • Xác định chính xác thời điểm xảy ra tranh chấp giúp xác định chính xác thời gian cần phải bồi thường và những quyền lợi khác theo pháp luật.
  • Kiểm tra các bước đã giải quyết giữa NSDLĐ với NLĐ:
-     NLĐ đã được nhận những khoản tiền nào cụ thể. Yêu cầu tiếp theo của NLĐ cụ thể là gì.
-     Những yêu cầu khác của NLĐ.
-     Các nội dung khác liên quan là gì.
  • Thoả ước lao động tập thể, Nội quy doanh nghiệp, những quy định khác của người sử dụng lao động… có trái pháp luật lao động hay không.
-     Những quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, vệ sinh an toàn lao động...
-     Những quyền lợi khác đối với NLĐ mà pháp luật quy định bắt buộc phải thực hiện.
  • Những văn bản pháp luật khác liên quan cần áp dụng (tham khảo thêm trong phần luật dẫn chiếu). 
8.1.4. Các loại vụ án lao động thường gặp

8.1.4.1. Vụ án về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
VBQPPL:
BLLĐ (các điều 14, 16, 17, 29, 36, 37, 38, 41, 42, 85 và 166)
Nghị định số 114/2002/NĐ-CP
Nghị định số 44/2003/NĐ-CP (Điều 14 và Điều 16)
Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH
Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Khi Thẩm phán tiến hành phân tích, đánh giá chứng cứ, cần tập trung xem xét những nội dung chính sau đây:
  • Xem xét tính hợp pháp của hợp đồng lao động (HĐLĐ) (Toà án khi xét xử có thể tuyên bố HĐLĐ vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ). Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu (khoản 3 Điều 29, khoản 4 Điều 166 BLLĐ) được giải quyết: những nội dung nào bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo nội dung tương ứng quy định trong pháp luật hiện hành và theo các thoả thuận hợp pháp trong thoả ước lao động tập thể (nếu có) tính từ khi HĐLĐ được giao kết và có hiệu lực.
  • Căn cứ chấm dứt HĐLĐ (đúng hay sai theo quy định tại các điều luật trên).
  • Thủ tục khi chấm dứt HĐLĐ (có vi phạm về thẩm quyền, thời hạn báo trước hay không).
          -  Chấm dứt HĐLĐ theo Điều 36 BLLĐ thì hai bên không phải báo trước;
         -  Đơn phương  chấm dứt HĐLĐ quy định tại Điều 37 hoặc Điều 38 BLLĐ thì bên có quyền đơn phương phải thực hiện việc báo trước bằng văn bản;
          -  Số ngày báo trước là ngày làm việc;
          -  NLĐ bị kỷ luật sa thải thì không phải báo trước;
          -  Người có thẩm quyền giao kết HĐLĐ thì có thẩm quyền chấm dứt HĐLĐ, nếu không phải có uỷ quyền bằng văn bản
  • Giải quyết hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng lao động
         -  Nếu chấm dứt HĐLĐ đúng quy định tại khoản 1 Điều 17 Điều 31 BLLĐ, thì người lao động (NLĐ) không được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 Điều 42, mà được hưởng trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 1 Điều 17 BLLĐ.
        -  Nếu chấm dứt HĐLĐ đúng theo Điều 36, Điều 37, các điểm a, c, d, và đ khoản 1 Điều 38; khoản 1 Điều 41; điểm c khoản 1 Điều 85 BLLĐ, thì NLĐ được trả trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 Điều 42 BLLĐ, nếu đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên.
       -  Trước khi chấm dứt HĐLĐ,  người sử dụng (NSD) lao động chuyển NLĐ làm một công việc khác trái với công việc đã thoả thuận trong HĐLĐ và NLĐ không chấp hành. Nếu việc chuyển đó là đúng theo Điều 34 BLLĐ thì NLĐ không được hưởng lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 62 BLLĐ hoặc bị xử lý kỷ luật theo Điều 84 BLLĐ. Nếu việc chuyển đó là không có căn cứ như quy định tại Điều 34 BLLĐ thì quyết định chấm dứt HĐLĐ là trái pháp luật.
       -  Nếu chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải bồi thường theo quy định tại Điều 41 BLLĐ, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP.
      -  Nếu chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 BLLĐ thì không phải báo trước và phải tuân theo thủ tục tại Điều 87 BLLĐ, không có thủ tục này thì dù chấm dứt HĐLĐ có căn cứ nhưng vi phạm thủ tục thì việc chấm dứt HĐLĐ này là trái pháp luật và phải huỷ quyết định chấm dứt HĐLĐ đó.

8.1.4.2. Vụ án về kỷ luật sa thải
VBQPPL:
BLLĐ (các điều 42, 85, 86, 87 và 94)
Nghị định số 114/2002/NĐ-CP
Nghị định số 33/2003/NĐ-CP (các mục 2, 3, 4 và 5)
Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09-5-2003
Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH (mục III và mục IV)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Thẩm phán cần chú ý phân tích, đánh giá một số nội dung cơ bản theo chỉ dẫn sau:
  • Lý do sa thải: Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp (nếu hành vi vi phạm chưa có đầy đủ hoặc khó xác định chứng cứ thì người sử dụng lao động yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, kết luận để làm căn cứ kỷ luật);
  • Lưu ý:
-     "Hành vi khác" phải là hành vi vi phạm kỷ luật lao động, xuất phát từ quan hệ lao động.
      Ví dụ: người lao động làm việc tại công ty. Trong quá trình làm việc, người lao động đã tham gia đánh bạc và đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử về tội đánh bạc (bị phạt tiền). Công ty đã căn cứ vào hành vi này của người lao động và ra quyết định sa thải người lao động. Người lao động khởi kiện ra Toà án đề nghị hủy quyết định sa thải trái pháp luật.
+    Hành vi đánh bạc của người lao động không phải là hành vi vi phạm kỷ luật lao động, không liên quan đến quan hệ lao động. Điều 85 BLLĐ không quy định hành vi đánh bạc của người lao động là căn cứ để xử lý kỷ luật sa thải. Do đó, người sử dụng lao động căn cứ vào hành vi này để sa thải người lao động là trái pháp luật. Nếu hành vi đánh bạc của người lao động bị Toà án tuyên phạt tù giam, thì người sử dụng lao động cũng chỉ có quyền chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 36 BLLĐ. Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, nếu người lao động bị tạm giữ, tạm giam (hình sự) có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động thì khi hết hạn tạm giữ, tạm giam hoặc khi Toà án kết luận là người lao động bị oan thì người sử dụng lao động phải nhận họ trở lại làm việc cũ, trả đủ tiền lương và các quyền lợi khác trong thời gian người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP. Nếu người lao động là người phạm pháp, nhưng được Toà án miễn trách nhiệm hình sự, không bị tù giam hoặc không bị Toà án cấm làm công việc cũ, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động đó làm việc cũ hoặc sắp xếp công việc mới. Trong trường hợp người lao động bị tạm giữ, tạm giam (hình sự) không liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động, thì khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam người sử dụng lao động bố trí cho người lao động làm việc cũ hoặc sắp xếp công việc mới.
-     Mức thiệt hại được coi là nghiêm trọng là mức thiệt hại đã được quy định trong nội quy, quy chế của người sử dụng lao động. Nếu trong nội quy, quy chế chưa quy định thì cần áp dụng quy định tại Điều 14 Nghị định số 41/2003/NĐ-CP. (Theo đó, mức thiệt hại từ 05 triệu đồng trở lên được coi là nghiêm trọng).
-     NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị kỷ luật cách chức mà tái phạm.
-     NLĐ tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng (tính trong tháng dương lịch, năm dương lịch - được coi là lý do chính đáng bao gồm: bị thiên tai, hoả hoạn; bản thân, nhân thân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp; các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động).
-     Mức độ lỗi của NLĐ.
-     Việc áp dụng pháp luật để sa thải NLĐ của người sử dụng lao động có chính xác không.
  • Thời hiệu và thủ tục sa thải:
-     Có xử lý kỷ luật đúng theo quy định tại Điều 86 BLLĐ;
-     Thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động tối đa là 03 tháng, kể từ ngày xảy ra hoặc phát hiện vi phạm, trường hợp có hành vi vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng;
-     Không được xử lý kỷ luật lao động khi NLĐ đang: nghỉ ốm đau, điều dưỡng, nghỉ việc mà được sự đồng ý của người sử dụng lao động; bị tạm giam, tạm giữ; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh; lao động nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người lao động nam phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
-     Đối với các trường hợp trên, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được khôi phục thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên;
-     Trường hợp NLĐ nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hay NLĐ nam phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, nếu hết thời gian quy định, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu để xem xét xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên;
-     Có tuân theo thủ tục quy định tại Điều 87 BLLĐ;
-     Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động, kể cả tạm đình chỉ công việc quy định tại Điều 87 Điều 92 BLLĐ là người sử dụng lao động; người được người sử dụng lao động uỷ quyền chỉ được xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Các hình thức kỷ luật khác chỉ được uỷ quyền khi người sử dụng lao động đi vắng và phải bằng văn bản;
-     Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động phải ra quyết định bằng văn bản (trừ hình thức khiển trách bằng miệng);
-     Trường hợp sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trường hợp không nhất trí thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở báo cáo với Công đoàn cấp trên trực tiếp, người sử dụng lao động báo cáo với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. Sau 20 ngày kể từ ngày báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định kỷ luật.   
  • Giải quyết hậu quả của việc sa thải:
-     Nếu việc sa thải là đúng pháp luật thì người lao động chỉ được trợ cấp thôi việc theo khoản 1 Điều 42 BLLĐ nếu bị sa thải theo điểm c khoản 1 Điều 85 BLLĐ;
-     Nếu việc sa thải là trái pháp luật thì áp dụng Điều 94 BLLĐ để giải quyết quyền lợi cho người lao động.
8.2. Tranh chấp lao động tập thể

8.2.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể
VBQPPL:
BLLĐ (Điều 168)
BLTTDS (khoản 2 Điều 31, điểm a khoản 1 Điều 34)
Công việc chính và kỹ năng thực hiên:
  • Thẩm phán phải xác định tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền của Toà án hay không.
  • Tranh chấp lao động tập thể do TAND cấp tỉnh giải quyết.
8.2.2. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể
VBQPPL:
BLLĐ (các điều 165a, 170, 170a, 170b, 174c, 176a và 176b)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Thẩm phán phải xem xét tranh chấp lao động tập thể này, trước khi yêu cầu TAND giải quyết, đã tuân theo đúng trình tự mà pháp luật quy định chưa.
  • Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 165a BLLĐ.
  • Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện :
-     Sau khi hai bên đã tiến hành hòa giải theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 165a nhưng không thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 165a BLLĐ
mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
-     Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấp hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 170a
mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết, thì mỗi bên có quyền yêu cầu TAND giải quyết hoặc tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
  • Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Toà án được thực hiện theo quy định của BLTTDS (Điều 170b, khoản 2 Điều 178 BLLĐ).

-     Trước tiên, Thẩm phán cần phải căn cứ Biên bản hòa giải không thành (nếu đã qua hòa giải) và quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (nếu đã yêu cầu Chủ tịch giải quyết) để xác định nguyên nhân, mâu thuẫn dẫn đến việc hòa giải không thành giữa người lao động và người sử dụng lao động, và lý do gì mà tập thể lao động chưa thỏa mãn với giải quyết của Chủ tịch huyện, lý do để người lao động không chấp nhận hoặc lý do người sử dụng lao động không đáp ứng các yêu cầu của tập thể lao động.

-     Thẩm phán cần xem xét những yêu cầu của tập thể lao động về quyền mà pháp luật lao động đã quy định đối với người lao động trong Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật về lao động khác.

-     Căn cứ vào nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác để xem xét giữa các yêu cầu của tập thể lao động với những gì mà người sử dụng lao động chưa thực hiện để bảo vệ các quyền cho tập thể người lao động.

-     Người sử dụng lao động đã giải quyết các quyền của tập thể lao động đến đâu so với yêu cầu của tập thể người lao động.

-     Quan điểm của người sử dụng lao động.

-     Yêu cầu cụ thể của tập thể người lao động.
  • Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể:

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm. 
  • Những vấn đề cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền:

-     Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền: Theo quy định của BLLĐ sửa đổi, bổ sung năm 2006, từ ngày 01-7-2007 ở các doanh nghiệp chưa có Ban chấp hành công đoàn cơ sở, thì tập thể lao động cử ra người đại diện thay mặt cho tập thể lao động.

-     Việc lựa chọn Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể do tập thể lao động và người sử dụng lao động quyết định.

-     Các vụ tranh chấp tập thể về quyền đều xuất phát từ sự vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động.
-     Theo quy định của BLLĐ thì TAND có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền. Trình tự, thủ tục giải quyết tại Toà án được thực hiện theo quy định của BLTTDS. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 31 BLTTDS
thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động...(phải hiểu đây là trình tự, thủ tục giải quyết dành cho tranh chấp lao động tập thể về lợi ích).
8.2.3. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết đình công tại Tòa án nhân dân
VBQPPL:
BLLĐ (Điều 172, các điều từ Điều 177 đến Điều 179a)
BLTTDS (Điều 31)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Khi tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đã tuân theo các thủ tục theo quy định của pháp luật và tập thể lao động đã chọn giải pháp là đình công và tiến hành các thủ tục để đình công.
  • Trước khi đình công, trong quá trình đình công và trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công, mỗi bên (Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động) có quyền nộp đơn đến Toà án yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
  • TAND cấp tỉnh, nơi xảy ra đình công, có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công (Điều 177 BLLĐ).
8.2.3.1. Trình tự, thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công :
VBQPPL:
BLLĐ (các điều từ Điều 176a đến Điều 179a)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
  • Sau khi được Chánh án TAND tỉnh phân công giải quyết đơn yêu cầu, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây trong thời hạn 05 ngày làm việc :
-     Đưa việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công ra xem xét;
-     Đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đưa việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công ra xem xét hoặc đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Toà án phải gửi quyết định cho hai bên tranh chấp.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Toà án phải mở phiên họp để xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
  • Thành phần tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công, gồm : Hội đồng 03 thẩm phán, Thẩm phán được phân công giải quyết làm chủ tọa; đại diện của hai bên tranh chấp; đại diện của các cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Toà án.
  • Phiên họp tiến hành theo thủ tục:
-     Chủ tọa Hội đồng trình bày quá trình chuẩn bị và tiến hành cuộc đình công;
-     Đại diện hai bên trình bày ý kiến;
-     Chủ tọa có thể yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý kiến;
-     Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.
+    Trong quyết định của Toà án về việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải nêu rõ cuộc đình công là hợp pháp hoặc cuộc đình công là bất hợp pháp.
+    Quyết định này của Toà án có hiệu lực thi hành ngay và phải được gửi ngay cho hai bên tranh chấp; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
8.2.3.2. Những vấn đề cần lưu ý khi xem xét giải quyết về đình công.
Khi thụ lý đơn yêu cầu, cần xem xét đơn yêu cầu có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 176a BLLĐ không. Chú ý một số nội dung sau:
  • Theo Điều 176a BLLĐ thì trong đơn nộp cho Toà án yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công, cần phải có một số nội dung chính như sau:
-     Họ, tên, địa chỉ của những người lãnh đạo cuộc đình công;
-     Người yêu cầu hoặc đại diện có thẩm quyền của họ phải ký tên vào đơn yêu cầu;
-     Trường hợp người có đơn là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người sử dụng lao động thì đơn phải có dấu của tổ chức.
  • Nếu thiếu một trong các nội dung quy định tại Điều 176a BLLĐ thì Tòa án không thụ lý và trả lại đơn cho bên yêu cầu.
  • Với những yêu cầu đủ điều kiện để xem xét thì ngoài việc căn cứ vào các quy định từ Điều 176b đến Điều 179 BLLĐ, Toà án có thể áp dụng BLTTDS để giải quyết theo sự dẫn chiếu tại Điều 176b Điều 177b BLLĐ.
  • Thủ tục gửi, nhận đơn, nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ tại Toà án phải tuân theo quy định của BLTTDS.
  • Tòa án đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công nếu:
-     Người yêu cầu rút đơn yêu cầu; hoặc
-     Hai bên đã thỏa thuận được với nhau việc giải quyết đình công và có đơn yêu cầu Toà án không giải quyết.
8.2.3.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Toà án công bố quyết định về việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công, hai bên có quyền gửi đơn khiếu nại lên Tòa Phúc thẩm TANDTC về quyết định đó.
  • Tòa phúc thẩm TANDTC có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công của TAND cấp tỉnh (khoản 2 Điều 177 BLLĐ).
  • Tòa phúc thẩm TANDTC phải có văn bản yêu cầu Toà án đã xét tính hợp pháp của cuộc đình công chuyển hồ sơ vụ việc để xem xét, giải quyết. Thời hạn chuyển hồ sơ là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chánh tòa Tòa phúc thẩm TANDTC chỉ định tập thể gồm 03 Thẩm phán tiến hành giải quyết khiếu nại.
  • Quyết định của Tòa phúc thẩm TANDTC là quyết định cuối cùng về xét tính hợp pháp của cuộc đình công.